Trang chủ Lớp 8 Tài liệu Dạy - Học Hóa học 8 Bài 2 trang 56 Tài liệu dạy – học Hóa học 8...

Bài 2 trang 56 Tài liệu dạy – học Hóa học 8 tập 2: Lấy mỗi chất rắn một ít, cho vào các ống nghiệm riêng biệt, sau đó cho lượng nước ...

Bài 2 trang 56 Tài liệu dạy – học Hóa học 8 tập 2. Dung dịch nào làm quì tím hóa đỏ đó là dung dịch \({H_3}P{O_4}\)\( \Rightarrow \)  chất rắn ban đầu là \({P_2}{O_5}\) .. Bài 36. Nước

Advertisements (Quảng cáo)

Có những chất rắn sau: \(CaO,{P_2}{O_5},MgO\) . Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất rắn trên.

Lấy mỗi chất rắn một ít, cho vào các ống nghiệm riêng biệt, sau đó cho lượng nước dư vào các ống nghiệm, vừa cho vừa khuấy đều:

– Chất rắn tan là CaO và \({P_2}{O_5}\) và thu được hai dung dịch tương ứng:

\(CaO + {H_2}O \to Ca{(OH)_2}\)

\({P_2}{O_5} + 3{H_2}O \to 2{H_3}P{O_4}\)

Advertisements (Quảng cáo)

– Chất rắn không tan là MgO \( \Rightarrow \) nhận biết được MgO.

Dùng quì tím để nhận biết hai dung dịch ở trên:

– Dung dịch nào làm quì tím hóa đỏ đó là dung dịch \({H_3}P{O_4}\)\( \Rightarrow \)  chất rắn ban đầu là \({P_2}{O_5}\) .

– Dung dịch nào làm quì tím hóa xanh đó là dung dịch \(Ca{(OH)_2}\)\( \Rightarrow \) chất rắn ban đầu là CaO.