Trang chủ Lớp 8 Tài liệu Dạy - Học Vật lý 8 (sách cũ) Bài 5 trang 74 sách Tài liệu Dạy – Học Vật lý...

Bài 5 trang 74 sách Tài liệu Dạy – Học Vật lý 8: Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng đa số các khu vực ở Thành phố Hồ Chí Minh đều ở độ cao gần sát với...

Bài 5 trang 74 sách Tài liệu Dạy – Học Vật lí 8. Đỉnh núi Phan Ci Păng (Fansipan, nơi cao nhất Việt Nam, hình H9.11), có độ cao 3134 m so với mặt biển.. Bài: Chủ đề 9: Áp suất khí quyển

Ta đã biết càng lên cao thì áp suất khí quyển càng giảm. Với những độ cao không lớn lắm thì cứ lên cao 12,5m, áp suất khí quyển lại giảm 1mmHg. Cho biết áp suất khí quyển ở sát mặt nước biển là 1 atm. Hãy tính áp suất khí quyển (theo đơn vị atm) ở một số địa phương sau:

- Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng đa số các khu vực ở Thành phố Hồ Chí Minh đều ở độ cao gần sát với mặt nước biển.

- Đà Lạt, nơi có độ cao khoảng 1500 m so với mực nước biển.

- Đỉnh núi Phan Ci Păng (Fansipan, nơi cao nhất Việt Nam, hình H9.11), có độ cao 3134 m so với mặt biển.

- Ở thành phố Hồ Chí Minh đều ở độ cao gần sát với mực nước biển nên áp suất khí quyển là 1atm.

Advertisements (Quảng cáo)

- Ở Đà Lạt, nơi có độ cao khoảng 1500 m so với mặt nước biển thì áp suất giảm đi một đại lượng là:

\(p’ = \left( {1500:12,5} \right).1mmHg\)\( = 12mmHg = {3 \over {19}}atm\)

Vậy áp suất khí quyển ở Đà Lạt là: \(p = 1 - {3 \over {19}} = {{16} \over {19}}atm = 0,84atm\)

- Đỉnh núi Phan Xi Păng, có độ cao 3143 m so với mặt nước biển thì áp suất giảm đi một lượng là:

\(p’ = \left( {3143:12,5} \right).1mmHg \)\(= 251,44mmHg = 0,33atm\)

Vậy áp suất khí quyển ở đỉnh núi Phan Xi Păng là : \(1 – 0,33 = 0,67atm\).

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Tài liệu Dạy - Học Vật lý 8 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)