30 .Các hình a, b, c (h.50) gồm một hoặc nhiều lăng trụ đứng. Hãy tính thể tích và diện tích toàn phần của chúng theo các kích thước đã cho trên hình.
Hướng dẫn :
Hình a là lăng trụ đứng đáy là tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là 6cm, 8cm.
Suy ra cạnh huyền là \(\sqrt{6^{2}+8^{2}}\) = \(\sqrt{36+64}\) = \(\sqrt{100}\) = 10(cm), chiều cao lăng trụ là 3cm
Diện tích đáy : S = \(\frac{1}{2}\)6 . 8 = 24(cm2)
Thể tích: V = S.h = 24.3 = 72(cm3)
Diện tích xung quanh lăng trụ là:
Sxq = 2p.h = (6 + 8 + 10).3 = 24.3 = 72 (cm2)
Diện tích toàn phần lăng trụ là:
Stp = Sxq + Sđ = 72 + 2.24 = 120(cm2)
Hình b là lăng trụ đứng tam giác có ba kích thước là 6cm, 8cm, 10cm. chiều cao lăng trụ là 3cm
Vì 62 + 82 = 36 + 64 = 100 = 102 nên đáy lăng trụ là tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là 6cm, 8cm. do đó, tương tự như bài toán ở hình a. ta được : V = 72(cm2); Stp = 120(cm2)
Hình c là hình gồm hai lăng trụ đứng: Hình lăng trụ một là hình hộp chữ nhật có các kích thước 4, 1, 3 (cm); hình lăng trụ 2 là hình hộp chữ nhật có các kích thước 1, 1, 3 (cm)
Thể tích lăng trụ một là V1 = 4.1.3 = 12(cm3)
Thể tích lăng trụ hai là V2 = 1.1.3 = 3 (cm3)
Thể tích lăng trụ đã cho là
Advertisements (Quảng cáo)
V = V1 + V2 = 12 + 3 = 15(cm3)
Diện tích xung quanh của lăng trụ một là:
Sxq = 2(3 + 1).4 = 32(cm2)
Diện tích một đáy của lăng trụ một là:
Sđ = 3.1 = 3(cm2)
Diện tích toàn phần của lăng trụ một là:
Stp = Sxq + 2Sđ = 32 + 2.3 = 38(cm2)
Diện tích xung quanh của lăng trụ hai là:
Sxq = 2(1+ 3).1 = 8(cm2)
Diện tích một đáy của lăng trụ hai là:
Sđ = 3.1 = 3(cm2)
Diện tích toàn phần của lăng trụ hai là:
Stp = Sxq + 2Sđ = 8 + 2.3 = 14(cm2)
Diện tích toàn phần của lăng trụ đã cho bằng tổng diện tích toàn phần của lặng trụ 1 va 2 trừ đi 2 phần diện tích chung là hình chữ nhật với cac kích thước 1cm, 3cm. do đó:
Stp = Stp1 + Stp2 – 2.S
= 38 + 14 = 2.3.1 = 46(cm2)