7.2.
7.4.
7.5.
7.6.
1. Bài tập trong SBT
7.2.
Trong các cách tăng, giảm áp suất sau đây, cách nào là không đúng?
A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép.
B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép.
C. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
D. Muốn giảm áp suất thì phải giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép.
Phương pháp:
Áp suất được tính bằng công thức p = \(\dfrac{F}{S}\)
Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực hoặc giảm diện tích bị ép.
Chọn B
A. đúng. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép
B. sai. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép
C. đúng. Muốn giảm áp suất thì phải giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép.
D. đúng. Muốn giảm áp suất thì phải giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép.
7.4.
Ở cách đặt nào thì áp suất, áp lực của viên gạch ở hình 7.2 là nhỏ nhất, lớn nhất?
Phương pháp:
Áp suất được tính bằng công thức \(p=\dfrac{F}{S}\)
Áp lực bằng nhau ở cả 3 trường hợp.
Ở vị trí a) áp suất lớn nhất vì diện tích bị ép nhỏ nhất.
Advertisements (Quảng cáo)
Ở vị trí c) áp suất nhỏ nhât vì diện tích bị ép lớn nhất.
7.5.
Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. Diện tích, của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Hỏi trọng lượng và khối lượng của người đó?
Phương pháp:
Áp suất được tính bằng công thức \(p=\dfrac{F}{S}\)
Từ đó rút ra công thức tính áp lực \(F=p.S\)
Trọng lượng \(P = 10.m\) (m là khối lượng; P là trọng lượng)
\(p=\dfrac{F}{S} => F=p.S\) , trong đó F: áp lực (N); S: diện tích bị ép (m2); p: áp suất (N/m2)
Trọng lượng của người: \(P=F= p.S = 1,7.10^4 . 0,03= 17 000 . 0,03 = 510N\)
Lại có trọng lượng \(P = 10.m\)
Do đó, khối lượng của người: \(m = \displaystyle{P \over {10}} = 51\) kg
7.6.
Đặt một bao gạo 60kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng \(4kg\). Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là \(8cm^2\). Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất.
Phương pháp:
Áp suất được tính bằng công thức \(p=\dfrac{F}{S}\)
Tóm tắt:
\(\eqalign{
& {m_1} = 60\,kg \cr
& {m_2} = 4\,kg \cr
& S_1 = 8c{m^2} = 0,0008{m^2} \cr
& p = ? \cr} \)
Áp lực do các chân ghế tác dụng lên mặt đất là:
\(F = P = {P_1} + {P_2} = 10{m_1} + 10{m_2} \)\(\,= 10.60 + 10.4 = 640N\)
Áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất là:
\(p = \dfrac{F}{S} = \dfrac{F}{{4{S_1}}} = \dfrac{{640}}{{4.0,0008}} \)\(\,= 200000\,N/{m^2}\)
();
}
}
});