Trang chủ Lớp 8 Vở bài tập Vật lí 8 Mục III, IV – Phần A – Trang 126 Vở bài tập...

Mục III, IV – Phần A – Trang 126 Vở bài tập Vật lí 8: III – SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT...

Mục III, IV – Phần A – Trang 126 Vở bài tập Vật lí 8. – Dùng búa đập nhiều lần vào thanh đồng làm thanh đồng nóng lên: Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.. Bài: Bài 27. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt

Advertisements (Quảng cáo)

Đề bài
C3.
C4.
C5.
C6.

III – SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT

C3.

Ví dụ về định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: 

Thả viên bi từ trên cao xuống nền gạch. Khi rơi xuống, thế năng chuyển hóa dần thành động năng. Khi rơi đến sàn nhà, một phần cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm sàn nhà và viên bi nóng lên.

IV – VẬN DỤNG 

C4.

Ví dụ về định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: 

– Dùng búa đập nhiều lần vào thanh đồng làm thanh đồng nóng lên: Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng.

– Ném một vật lên cao: Động năng chuyển hóa thành thế năng.

Advertisements (Quảng cáo)

C5.

Trong hiện tượng hòn bi va vào thanh gỗ, cả hòn bi và thanh gỗ sau khi va chạm chỉ chuyển động được một đoạn ngắn rồi dừng lại  vì: một phần cơ năng của chúng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng hòn bi, thanh gỗ, máng trượt và không khí xung quanh.

C6.

Trong hiện tượng dao động của con lắc, con lắc chỉ dao động trong một thời gian ngắn rồi dừng lại ở vị trí cân bằng vì một phần cơ năng của con lắc đã chuyển hóa thành nhiệt năng, làm nóng con lắc và không khí xung quanh.

Ghi nhớ: 

– Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

– Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

;
}
}
});