Câu 1 trang 37
Đa thức x2−3xy+2y2 được phân tích thành tích của hai đa thức:
A. x + 2y và x – y.
B. x – 2y và x + y.
C. x + 2y và x + y.
D. x – 2y và x – y.
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách nhóm các hạng tử.
Ta có
x2−3xy+2y2=x2−2xy−xy+2y2=(x2−2xy)−(xy−2y2)=x(x−2y)−y(x−2y)
=(x−y)(x−2y).
=> Chọn đáp án D.
Câu 2 trang 37
Đa thức x3+8y3+x+2y được phân tích thành tích của hai đa thức:
A. x+2y và x2+2xy+4y2+1.
B. x+2y và x2−2xy+4y2+1.
C. x−2y và x2−2xy+4y2+1.
D. x−2y và x2+2xy+4y2+1.
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách sử dụng hằng đẳng thức tổng của hai lập phương a3+b3=(a+b)(a2−ab+b2) sau đó đặt nhân tử chung.
Ta có x3+8y3+x+2y=(x+2y)(x2−2xy+4y2)+(x+2y)
=(x+2y)(x2−2xy+4y2+1).
=> Chọn đáp án B.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 3 trang 37
Đa thức x2+5x+6 được phân tích thành tích của hai đa thức:
A. x + 2 và x – 3.
B. x – 2 và x – 3.
C. x + 2 và x + 3.
D. x – 2 và x + 3.
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách nhóm các hạng tử.
Ta có
x2+5x+6=x2+2x+3x+6=(x2+2x)+(3x+6)
=x(x+2)+3(x+2)=(x+3)(x+2).
=> Chọn đáp án C.
Câu 4 trang 37
Đa thức x2−y2+4x−4y được phân tích thành tích của hai đa thức:
A. x – y và x + y + 4.
B. x + y và x – y + 4.
C. x – y và x – y – 4.
D. x + y và x + y + 4.
Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách sử dụng hằng đẳng thức hiệu hai bình phương a2−b2=(a−b)(a+b) sau đó đặt nhân tử chung.
Ta có x2−y2+4x−4y=(x−y)(x+y)+4(x−y)
=(x−y)(x+y+4).
=> Chọn đáp án A.