Trang chủ Lớp 9 Lịch sử lớp 9 (sách cũ) Miền Nam chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965):...

Miền Nam chống chiến lược "chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965): Bài 28. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn...

Miền Nam chống chiến lược "chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965): Bài 28. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Năm (1954-1965). Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam.

1. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam
Sau thất bại trong phong trào "Đồng khởi’’ (1959 - 1960) ở miền Nam. Mĩ chuyển sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, một chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ được tiến hành bằng quân đội tay sai do “cố vấn” Mĩ chỉ huy, đưa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
Lực lượng quân đội Sài Gòn cũng tăng nhanh từ 170 000 người (giữa năm 1961) đến 560 000 người (cuối năm 1964), được trang bị hiện đại, sử dụng phổ biến chiến thuật mới như “trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
Được sự hỗ trợ chiến đấu và chỉ huy bằng hệ thống cố vấn của Mĩ, quân đội Sài Gòn mở những cuộc hành quân càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành hoạt động gom dân, lập “ấp chiến lược”, đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi các ấp, tách dân khỏi cách mạng, tiến tới nắm dân. “bình định” miền Nam. Chúng dự định dồn 10 triệu dân vào 16 000 ấp chiến lược (trong tổng số 17 000 ấp toàn miền Nam) bằng những thủ đoạn cưỡng bức trắng trợn. Mĩ và chính quyền Sài Gòn còn tiến hành hoạt động phá hoại miền Bắc, phong trào biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự thâm nhập từ ngoài vào miền Nam. 

2. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ
Dưới ngọn cờ cứu nước của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam do Đảng lãnh đạo, quân giải phóng miền Nam cùng nhân dân đẩy mạnh đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nổi dậy với tiến công trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị) bằng cả ba mũi chính trị, quân sự và binh vận.
Năm 1962, quân giải phóng cùng với nhân dân đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của quân đội Sài Gòn đánh vào chiến khu, căn cứ U Minh, Tây Ninh...
Trên mặt trận chống phá "bình định”, ta và địch đấu tranh giằng co giữa lập và phá “ấp chiến lược”.

Đến giữa năm 1963, mặc dù Mĩ và chính quyền Sài Gòn đã huy động gần như toàn bộ lực lượng tiến hành càn quét, nhưng cũng chỉ lập đuợc non nửa số ấp dự kiến (khoảng 7500 ấp). Số ấp lập được đó bị ta phá đi, phá lại nhiều lần, hoặc bị ta biến thành làng chiến đấu ; đến cuối năm 1964 - đầu năm 1965, chỉ còn lại 1/3. 

Advertisements (Quảng cáo)

Bước vào năm thứ ba của cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, quân dân ta ở miền Nam giành thắng lợi vang dội trong trận Ấp Bắc Mĩ Tho) ngày 2 - 1 - 1963.
Tại đây, lần đầu tiên với số quân ít hơn địch 10 lần, quân giải phóng cùng với nhân dân đánh bại cuộc hành quân càn quét của trên 2000 quân Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy. Chiến thắng Ấp Bắc không định khả năng quân dân miền Nam có thể đánh bại hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. Sau trận Ấp Bắc trên khắp miền Nam dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.
Ở đô thị, ngày 8 - 5 - 1963, hai vạn tăng ni Phật tử Huế biểu tình phản đối việc chính quyền Sài Gòn cấm treo cờ Phật. Ngô Đình Diệm ra lệnh đàn áp, làm hàng chục Phật tử chết và bị thương. Một làn sóng ủng hộ phong trào Phật tử Huế lan nhanh ra cả nước, mạnh nhất ở Sài Gòn. Ngày 11 - 6 - 1963, ngay trên đường phố Sài Gòn, Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm, gây xúc động mạnh trong nhân dân. Ngay 16 - 6 - 1963, một cuộc biểu tình lớn của 70 vạn quần chúng Sài Gòn làm rung chuyển chế độ Sài Gòn. Tình thế đã buộc Mĩ phải thay Diệm. Ngày 1 - 11 - 1963, Mĩ chỉ đạo các tướng lĩnh trong quân đội Sài Gòn do Dương Văn Minh cầm đầu làm đảo chính lật đổ chính quyền của anh em Diệm - Nhu với hi vọng ổn định tình hình.
Phối hợp với đấu tranh chính trị của quần chúng, lực lượng quân giải phóng liên tiếp mở những chiến dịch tiến công quy mô lớn, tiêu biểu là chiến dịch Đông - Xuân 1964 - 1965 trên các chiến trường miền Nam và miền Trung.

Với những chiến thắng dồn dập, quân dân ta ở miền Nam đã làm phá sản chiến lược "chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Lịch sử lớp 9 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)