Trang chủ Lớp 9 SBT Sinh lớp 9 Bài tập trắc nghiệm 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 trang...

Bài tập trắc nghiệm 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 trang 75 Sách bài tập Sinh học 9: B- BÀI TẬP TỰ GIẢI trang...

Bài tập trắc nghiệm 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 trang 75 Sách bài tập (SBT) Sinh học 9. Bài 7. Khi ta để một chậu cây cảnh bên cạnh cửa sổ, sau một thời gian có hiện tượng gì xảy ra ? Hãy giải thích hiện tượng đó.

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 7. Khi ta để một chậu cây cảnh bên cạnh cửa sổ, sau một thời gian có hiện tượng gì xảy ra ? Hãy giải thích hiện tượng đó.

–     Khi ta để một chậu cây bên cạnh cửa sổ, sau một thời gian có hiện tượng là cây có chiều nghiêng và hướng ra phía ngoài cửa sổ.

–     Cũng như bất kì một cây trồng nào khác, cây trồng trong chậu bên cạnh cửa sổ chịu tác động của nhiều nhân tố sinh thái, trong đó có tác động của ánh sáng. Tuy nhiên, tác động của ánh sáng lên cây không đồng đều ở tất cả mọi phía mà tác động chủ yếu từ phía cửa sổ. Ánh sáng lại là nhân tố sinh thái quan trọng đối với cây : có ánh sáng cây mới tiến hành quang hợp được để tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể. Do vậy khi ánh sáng tác động từ một phía cửa sổ, cây trồng luôn có xu hướng nghiên và vươn ra hướng bên ngoài cửa sổ (bên trong cây có những biến đổi nhất định nào đó) để tiếp nhận được ánh sáng nhiều hơn và tiến hành quang hợp. Đây chính là tính hướng sáng của thực vật.

Bài 8. Hiện tượng ngủ đông của một số động vật được giải thích như thế nào ?

Nhiệt độ là nhân tố sinh thái có ảnh hưỏms trực tiếp tới đời sống của sinh vật hoặc ảnh hưởng gián tiếp thông qua sự biến đổi của các nhân tố khác như : lượng mưa, băng tuyết, độ ẩm, gió…

Ở những vùng giá lạnh, khi mùa đông tới, nhiệt độ hạ rất thấp đã ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của động vật. Để tránh rét, nhiều loài động vật có tập tính ngủ đông. Khi đó, thân nhiệt giảm, tiêu hao năng lượng hạn chế tới mức tối đa…

Ví dụ : Hiện tượng ngủ đông của gấu phương bắc khi mùa đông tới.

Bài 9. Trong 2 nhóm, động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt, nhóm động vật nào có khả năng phân bố rộng hơn ? Tại sao ?

–     Căn cứ vào sự phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể vào nhiệt độ môi trường, người ta chia sinh vật thành hai nhóm : sinh vật biến nhiệt (có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc nhiệt độ môi trường) và sinh vật hằng nhiệt (có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc nhiệt độ môi trường).

–     Nhóm động vật hằng nhiệt có khả năng phân bố rộng hơn vì chúng có khả năng điều hoà thân nhiệt.

Bài 10. Mối quan hộ giữa vật ăn thịt và con mồi có ý nghĩa như thế nào trong tự nhiên ?

–     Mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi là quan hệ đối địch, trong mối quan hệ này, vật bị ăn thịt là sinh vật bị hại.

–    Trong tự nhiên, tất cả các mối quan hệ có được giữa các sinh vật với nhau đã được hình thành trong quá trình phát triển của sinh giới để đảm bảo sự cân bằng sinh thái.

–     Về số lượng, số lượng con mồi (vật bị ăn thịt) bị khống chế bởi số lượng vật ăn thịt và ngược lại. Như vậy, vật ăn thịt là nhân tố tham gia điều chỉnh số lượng con mồi và bản thân con mồi lại cũng là nhân tố điều chỉnh số lượng vật ăn thịt. Chính nhờ mối quan hệ qua lại này mà trong thiên nhiên đã thiết lập được sự cân bằng sinh học một cách bền vững.

Bài 11. Hoàn thành bảng sau bằng cách đánh dấu (+ ) vào ô trống phù hợp.

Ví dụ về mối quan hệ khác loài

Thuộc mối quan hệ

Hỗ trợ

Đối địch

Mối quan hệ giữa nấm và tảo ở địa y

Mối quan hệ giữa cây rau và cỏ dại trong vườn

Mối quan hệ giữa hổ và nai

Mối quan hệ giữa giun sán kí sinh và người

Mối quan hệ giữa vi khuẩn sống trong rễ cây họ Đậu và cây đậu

Mối quan hệ giữa giun đũa sống trong ruột người và người

Advertisements (Quảng cáo)

Mối quan hệ giữa bò và cỏ trên một cánh đồng

 

Ví dụ về mối quan hệ khác loài

Thuộc mối quan hệ

Hỗ trợ

Đối địch

Mối quan hệ giữa nấm và tảo ở địa y

+

Mối quan hệ giữa cây rau và cỏ dại trong vườn

+

Mối quan hệ giữa hổ và nai

+

Mối quan hệ giữa giun sán kí sinh và người

+

Mối quan hệ giữa vi khuẩn sống trong rễ cây họ Đậu và cây đậu

+

Mối quan hệ giữa giun đũa sọng trong ruột người và người

+

Mối quan hệ giữa bò và cỏ trên một cánh đồng

+

 
Bài 12. Hiện tượng tự tỉa cành trong tự nhiên là gì? Hãy giải thích hiện tượng đó.

Ánh sáng là một nhân tố sinh thái có ảnh hưởng đến hình thái và hoạt động sinh lí của cây. Cây có tính hướng sáng : luôn có xu hướng vươn về phía ánh sáng để thu nhận được nhiều ánh sáng cho quá trình quang hợp diễn ra trong tế bào lá cây.

Những cây gỗ mọc trong rừng thường có thân cao và thẳng ; cành chỉ tập trung ở phần ngọn, còn các cành ở phía dưới sớm bị rụng. Đó là hiện tượng tỉa cành tự nhiên – một thích nghi để tồn tại.

Trong hiện tượng nêu trên, cành cây trên ngọn thu được nhiều ánh sáng hơn cành cây phía dưới. Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu cơ và không đủ bù đắp tiêu hao do hô hấp và kèm theo khả năng lấy nước kém nên cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng.

Bài 13. Một loài vi khuẩn sống ở suối nước nóng có điểm gây chết dưới là 0°C, điểm gây chết trên là 99°C, điểm cực thuận là 55°C. Hãy vẽ đồ thị mô tả giới hạn sinh thái của loài vi khuẩn này.