Trang chủ Lớp 9 SBT Toán 9 - Chân trời sáng tạo Bài 13 trang 100 SBT Toán 9 – Chân trời sáng tạo...

Bài 13 trang 100 SBT Toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 1: Cho tam giác ABC nhọn với các đường cao AA’, BB’, CC’...

Chứng minh bốn điểm B, A’, H, C’ cùng nằm trên một đường tròn Nếu hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm thì tia kẻ. Lời giải bài tập, câu hỏi - Bài 13 trang 100 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 1 - Bài tập cuối chương 5. Cho tam giác ABC nhọn với các đường cao AA’, BB’, CC’. Chứng minh rằng A’A là tia phân giác của góc (widehat {B'A'C'})...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho tam giác ABC nhọn với các đường cao AA’, BB’, CC’. Chứng minh rằng A’A là tia phân giác của góc \(\widehat {B’A’C’}\).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Chứng minh bốn điểm B, A’, H, C’ cùng nằm trên một đường tròn

Nếu hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm thì tia kẻ từ điểm đó đi qua tâm là tia phân giác của góc tạo bởi hai tiếp tuyến.

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

Gọi H là trực tâm của tam giác ABC.

Ta có \(\widehat {BC’H} = \widehat {BA’H} = {90^o}\), nên bốn điểm B, A’, H, C’ cùng nằm trên một đường tròn.

Do đó \(\widehat {HA’C’} = \widehat {HBC’}\).

Chứng minh tương tự, ta cũng có \(\widehat {HA’B’} = \widehat {HCB’}\).

Mà \(\widehat {HBC’} = \widehat {HCB’}\) (cùng phụ với \(\widehat {BAC}\)), nên ta có \(\widehat {C’A’H} = \widehat {B’A’H}\).

Từ đó, ta có A’A là tia phân giác của góc \(\widehat {B’A’C’}\).