Trang chủ Lớp 9 SBT Toán 9 - Chân trời sáng tạo Bài 17 trang 101 SBT Toán 9 – Chân trời sáng tạo...

Bài 17 trang 101 SBT Toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 1: Cho hai đường tròn (O; R) và (O’; R’) cắt nhau tại hai điểm A và B phân biệt...

Dựa vào: Hai góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhauGóc nội tiếp bằng nửa số đo cung bị chắn. Giải và trình bày phương pháp giải - Bài 17 trang 101 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 1 - Bài tập cuối chương 5. Cho hai đường tròn (O; R) và (O’; R’) cắt nhau tại hai điểm A và B phân biệt. Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A và cắt (O), (O’) lần lượt tại C, D...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho hai đường tròn (O; R) và (O’; R’) cắt nhau tại hai điểm A và B phân biệt. Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A và cắt (O), (O’) lần lượt tại C, D. Tia CB cắt (O’) tại E, tia DB cắt (O) tại F. Chứng minh rằng:

a) CD.CA = CB.CE.

b) DC.DA = DB.DF.

c) CD2 = CB.CE + DB.DF.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào: Hai góc nội tiếp cùng chắn một cung thì bằng nhau

Góc nội tiếp bằng nửa số đo cung bị chắn.

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

a) Xét tam giác CDB và tam giác CEA có góc C chung. Trong đường tròn (O’), ta có:

\(\widehat{CDB}=\widehat{ADB}=\frac{1}{2}sđ\overset\frown{AB}\),

\(\widehat{CEA}=\widehat{BEA}=\frac{1}{2}sđ\overset\frown{AB}\)

Suy ra \(\widehat {CDB} = \widehat {CEA}\), do đó \(\Delta CDB\backsim \Delta CEA\)

Suy ra \(\frac{{CD}}{{CE}} = \frac{{CB}}{{CA}}\) hay CD.CA = CB.CE.

b) Chứng minh tương tự, ta cũng có DC.DA = DB.DF.

c) Ta có:

CB.CE + DB.DF = CD.CA + DC.DA = CD(CA + AD) = CD.CD = CD2.