Trang chủ Lớp 9 SBT Toán 9 - Chân trời sáng tạo Bài 16 trang 101 SBT Toán 9 – Chân trời sáng tạo...

Bài 16 trang 101 SBT Toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 1: Trong Hình 9, cho biết AB = 12, AC = 16; đường tròn (I) tiếp xúc với AH...

Dựa vào: định lý Pytago để chứng minh. Hướng dẫn giải - Bài 16 trang 101 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 1 - Bài tập cuối chương 5. Trong Hình 9, cho biết AB = 12, AC = 16; đường tròn (I) tiếp xúc với AH, BC và đường tròn (O); đường tròn (J) tiếp xúc với AH, BC và đường tròn (O). Tính: a) BC, BH...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Trong Hình 9, cho biết AB = 12, AC = 16; đường tròn (I) tiếp xúc với AH, BC và đường tròn (O); đường tròn (J) tiếp xúc với AH, BC và đường tròn (O). Tính:

a) BC, BH.

b) Bán kính R, R’ của đường tròn (I) và (J).

c) Khoảng cách PQ.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào: định lý Pytago để chứng minh.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) \(BC = \sqrt {A{B^2} + A{C^2}} = \sqrt {{{12}^2} + {{16}^2}} = 20\).

Advertisements (Quảng cáo)

\(\Delta BHA\backsim \Delta BAC\) suy ra BA2 = BH.BC, suy ra BH = \(\frac{{B{A^2}}}{{BC}} = \frac{{36}}{5}.\)

b) \(OH = OB – BH = 10 - \frac{{36}}{5} = \frac{{14}}{5}.\)

Áp dụng định lý Pytago trong tam giác IPO vuông tại P, ta có

IO2 = IP2 + PO2, suy ra (10 – R)2 = R2 + \({\left( {R + \frac{{14}}{5}} \right)^2}\), suy ra R = \(\frac{{16}}{5}\).

Áp dụng định lý Pytago trong tam giác JQO vuông tại Q, ta có

JO2 = JQ2 + QO2 ,

suy ra (10 – R’)2 = R’2 + \({\left( {R’ - \frac{{14}}{5}} \right)^2}\),

suy ra \(R’ = \frac{{24}}{5}\).

c) Ta có PQ = PH + QH = R + R’ = 8.