Trang chủ Lớp 9 SBT Văn 9 - Kết nối tri thức Bài tập 2 trang 24 SBT Văn 9 – Kết nối tri...

Bài tập 2 trang 24 SBT Văn 9 - Kết nối tri thức: Câu văn nào khái quát nội dung của cả đoạn?...

Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn. Soạn văn Câu 1, 2, 3, 4, 5 - Bài 2 trang 24 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 4. Đọc lại văn bản Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi (từ Cái nhân dạng tưởng như hoàn toàn bề ngoài ấy đến một kẻ có...

Đọc lại văn bản Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi (từ Cái nhân dạng tưởng như hoàn toàn bề ngoài ấy đến một kẻ có ngoại hình lạ lẫm, kì dị) trong SGK (tr. 96) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Câu văn nào khái quát nội dung của cả đoạn?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Answer - Lời giải/Đáp án

Câu văn khái quát nội dung của cả đoạn

“Cái nhân dạng tưởng như hoàn toàn bề ngoài ấy, trên thực tế, đã quyết định toàn bộ nhân cách và vị thế tổn tại của Quỳnh”


Câu 2

Vẽ sơ đồ làm rõ mối quan hệ giữa luận điểm, lý lẽ và bằng chứng trong đoạn văn

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Answer - Lời giải/Đáp án


Câu 3

Truyện dài Bàn có năm chỗ ngồi có gì khác với các bằng chứng còn lại trong đoạn văn? Tác dụng của việc nêu ra bằng chứng ấy là gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kĩ văn bản

Advertisements (Quảng cáo)

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Answer - Lời giải/Đáp án

- Truyện dài Bàn có năm chỗ ngồi khác với các bằng chứng còn lại trong đoạn văn là bàn học với 2 chỗ ngồi và khoảng trống ở giữa

- Nhấn mạnh sự cô đơn, lẻ loi, đơn độc của Quỳnh. Nguyên nhân của chiếc bàn đó, bắt nguồn từ sự dị thường trong ngoại hình của Quỳnh. Khoảng không vô hình ấy, ngăn cách Quỳnh với thế giới, với cả lớp làm lu mờ đi những nét tính cách, phẩm chất tốt đẹp của em


Câu 4

Trong các câu từ “Và cả những phẩm chất đẹp đẽ của Quỳnh” đến “lạ lẫm, kì dị”, tác giả đã 3 lần dùng cách diễn đạt mang tính phủ định “nhưng chẳng ai nhận thấy”, “nhưng không ai đánh giá đúng”, “không ai muốn biết”. Điều này có tác dụng gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Answer - Lời giải/Đáp án

Tác dụng: Qua cách diễn đạt mang tính phủ định được sử dụng lặp đi lặp lại 3 lần, tác giả muốn nhấn mạnh, tuy Quỳnh vẫn là một con người đang tồn tại, và hơn nữa, tồn tại với những phẩm chất, tính cách đẹp, với đôi bàn tay khéo léo, luôn giúp đỡ các bạn nhưng chỉ vì ngoại hình kì dị, lạ lẫm mà Quỳnh cứ thế trở nên vô hình trong mắt các bạn, không ai công nhận, đánh giá đúng tài năng, phẩm chất tốt của em. Em vẫn luôn cô đơn, lẻ loi khi sống giữa những người bạn của mình.


Câu 5

Các bằng chứng trong đoạn văn được trích dẫn theo cách nào? Dấu hiệu nào giúp em nhận ra điều đó?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kĩ văn bản

- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn

Answer - Lời giải/Đáp án

- Các bằng chứng trong đoạn văn được trích dẫn theo cách đặt vào dấu ngoặc kép

- Dấu hiệu nhận biết: Dấu ngoặc kép

Advertisements (Quảng cáo)