Đọc lại văn bản "Người con gái Nam Xương” - một bi kịch của con người (từ Nỗi oan của Vũ Nương sẽ còn đeo đẳng mãi lấy nàng đến Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, ... ) trong SGK (tr. 91) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Nội dung chính của đoạn trích trên là giải thích nỗi oan khuất của Vũ Nương cùng sự mất mát của Đản và Trương Sinh khi nàng đã đi mất. Nhấn mạnh nét độc đáo riêng trong tác phẩm của Nguyễn Dữ, khẳng định tài năng của ông
Câu 2
Theo tác giả, điều gì đã gây nên cái chết của Vũ Nương?
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Theo tác giả, điều đã gây nên cái chết của Vũ Nương đó chính là 1 trò đùa đầy thương nhớ, sự ngây thơ, trong sáng của bé Đản và sự hiểu lầm, ghen tuông mù quáng của Trương Sinh
Câu 3
Tác giả đã lý giải ý nghĩa của chi tiết chiếc bóng trên vách như thế nào? Ngoài những ý nghĩa tác giả văn bản đã chỉ ra, theo em chi tiết ấy còn có ý nghĩa gì?
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
- Tác giả đã lý giải ý nghĩa của chi tiết chiếc bóng trên vách là vợ chồng yêu nhau quyến luyến không rời như hình với bóng, nàng là hình, chàng là bóng. Bóng với hình quấn quýt không rời. Nàng chết hình đã mất, bóng đâu còn
- Ngoài những ý nghĩa tác giả văn bản đã chỉ ra, theo em chi tiết ấy còn có ý nghĩa như sau: Chiếc bóng đóng vai trò quan trọng, dẫn đến hiểu lầm và gây nên nỗi oan trái của Vũ Nương, chiếc bóng cũng là chi tiết giải oan cho Vũ Nương. Ngoài ra, chiếc bóng tượng trưng cho lòng trung thành, biểu tượng của sự nhớ nhung về chồng
Câu 4
Advertisements (Quảng cáo)
Bên cạnh bi kịch của Vũ Nương, đoạn trích còn nói đến bi kịch của ai? Điều này giúp em hiểu gì về ý nghĩa nhan đề của bài nghị luận?
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
- Bên cạnh bi kịch của Vũ Nương, đoạn trích còn nói đến bi kịch của Trương Sinh, chàng sẽ lẻ loi, cô đơn và ôm nỗi ân hận, chịu sự giày vò mãi mãi
- Điều này giúp em hiểu về ý nghĩa nhan đề của bài nghị luận là, Chuyện người con gái Nam Xương là tác phẩm nói về bi kịch của con người, đó là những người vợ, người mẹ, người phụ nữ,... trong thời kì phong kiến. Họ đã phải chịu sự uất ức, oan trái mà không thể giải thích, biện minh. Ngoài ra, bi kịch ấy còn bao gồm cả những người đàn ông, đa nghi, ít học, luôn cho mình là đúng. Nói rộng ra, đó là bi kịch của con người trong 1 gia đình
Câu 5
Chi tiết chiếc bóng trên vách được tác giả bài nghị luận phân tích trên những phương diện nào? Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì về cách phân tích 1 chi tiết trong tác phẩm văn học?
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
- Chi tiết chiếc bóng trên vách được tác giả bài nghị luận phân tích trên những phương diện
+ Chiếc bóng trên vách là vợ chồng yêu nhau quyến luyến không rời như hình với bóng, nàng là hình, chàng là bóng. Bóng với hình quấn quýt không rời. Nàng chết hình đã mất, bóng đâu còn
+ Vợ chồng mà chẳng biết tính nhau, dù có yêu thương nhau, chẳng trước chẳng sau, bi kịch ắt xảy đến
- Khi suy nghĩ gì về cách phân tích 1 chi tiết trong tác phẩm văn học ta cần xem xét nó ở các khía cạnh, nhìn nhận ở các góc nhìn khác nhau để bao quát nó 1 cách toàn diện. Từ đó, nhận định chi tiết chính xác, khách quan
Câu 6
Em có nhận xét gì về cách sử dụng bằng chứng trong đoạn trích?
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Cách sử dụng bằng chứng trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng những dẫn chứng, sự việc và lời nói của nhân vật trong tác phẩm kết hợp với những kiến thức đời sống, xã hội thực tế để đúc kết thành những bài học cho người đọc