Trang chủ Lớp 9 SGK Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều Bài 27. Tinh bột và cellulose trang 131, 132, 133 Khoa học...

Bài 27. Tinh bột và cellulose trang 131, 132, 133 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều: Nêu tên một số loại lượng thực chứa nhiều tinh bột. Tinh bột, cellulose chiếm phần lớn khối lượng khô...

Giải và trình bày phương pháp giải Câu hỏi trang 131: MĐ, CH1, CH2; Câu hỏi trang 132: VD, TN1, CH1, LT, TN2, CH2; Câu hỏi trang 133: LT, VD, CH; Câu hỏi trang 134: LT, VD, CH; Câu hỏi trang 135: CH, VD bài 27. Tinh bột và cellulose trang 131, 132, 133 Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều. Nêu tên một số loại lượng thực chứa nhiều tinh bột...

Câu hỏi trang 131 Mở đầu

Nêu tên một số loại lượng thực chứa nhiều tinh bột. Tinh bột, cellulose chiếm phần lớn khối lượng khô của thực vật. Vậy tinh bột, cellulose có công thức hóa học và tính chất như thế nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào lương thực, thực phẩm đã học trong khoa học tự nhiên 6

Answer - Lời giải/Đáp án

Gạo, mì, khoai, sắn chứa nhiều tinh bột.

Tinh bột, cellulose có công thức hóa học là (C6H10O5)n


Câu hỏi trang 131 Câu hỏi 1

Quan sát hình 27.3 cho biết bộ phận nào của cây ngô

a) chứa nhiều tinh bột?

b) chứa nhiều cellulose?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào trạng thái tự nhiên của tinh bột và cellulose

Answer - Lời giải/Đáp án

a) hạt ngô chứa nhiều tinh bột

b) thân, lá chứa nhiều cellulose


Câu hỏi trang 131 Câu hỏi 2

Quan sát các hình 27.1 và 27.2, cho biết trạng thái, màu sắc của tinh bột và cellulose

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào hình 27.1 và 27.2

Answer - Lời giải/Đáp án

Trong điều kiện thường, tinh bột và cellulose là chất rắn, màu trắng, không mùi.


Câu hỏi trang 132 Vận dụng

Nêu những hiện tượng trong thực tiễn chứng tỏ tinh bột tan được trong nước nóng còn cellulose không tan.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào tính chất vật lý của tinh bột và cellulose

Answer - Lời giải/Đáp án

Khi làm bánh, người ta hòa tan bột mì với một lượng nước nóng, một phần bột mì tan ra tạo hỗn hợp.

Khi cho rau xanh luộc lên, rau không tan ra trong nước.


Câu hỏi trang 132 TN1

Thí nghiệm 1:

Chuẩn bị:

Dụng cụ: ống nghiệm, giá để ống nghiệm, kẹp ống nghiệm

Hóa chất: dung dịch hồ tinh bột, dung dịch cồn iodine

Tiến hành thí nghiệm và thảo luận:

Cho 2ml dung dịch hồ tinh bột vào ống nghiệm, sau đó nhỏ một giọt dung dịch cồn iodine vào, lắc nhẹ

Quan sát và mô tả các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào tính chất của tinh bột

Answer - Lời giải/Đáp án

Hiện tượng: dung dịch có màu tím xanh xuất hiện


Câu hỏi trang 132 Câu hỏi 1

Hiện tượng nào trong thí nghiệm 1 cho biết tinh bột đã tác dụng với iodine?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào hiện tượng của phản ứng

Answer - Lời giải/Đáp án

Tinh bột đã tác dụng với iodine tạo dung dịch có màu tím xanh.


Câu hỏi trang 132 Luyện tập

Dự đoán hiện tượng xảy ra khi nhỏ một giọt dung dịch iodine lên một lát khoai tây hoặc một lát chuối xanh.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Lát khoai tây hoặc lát chuối xanh có chứa tinh bột

Answer - Lời giải/Đáp án

Lát khoai tây hoặc lát chuối xanh có chứa tinh bột nên khi nhỏ một giọt dung dịch iodine sẽ xuất hiện màu xanh tím.


Câu hỏi trang 132 TN2

Chuẩn bị

Dụng cụ: cốc 50ml, thìa thủy tinh, kiềng đun, lưới thép, đèn cồn mặt kính đồng hồ, ống hút nhỏ giọt

Hóa chất: dung dịch hồ tinh bột, dung dịch iodine, dung dịch H2SO4 20%

Tiến hành thí nghiệm và thảo luận

Cho vào cốc 5ml dung dịch hồ tinh bột, thêm tiếp 1ml dung dịch H2SO4 20%. Đặt cốc dung dịch lên kiềng (có lưới thép) và đun sôi nhẹ dung dịch trong khoảng 4 phút, vừa đun vừa khuấy đều.

Lấy 3 giọt dung dịch trong ống nghiệm nhỏ lên mặt kính đồng hồ, nhỏ tiếp vào đó một giọt dung dịch iodine

Quan sát và mô tả các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào tính chất của tinh bột

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

Dựa vào tính chất của tinh bột


Câu hỏi trang 132 Câu hỏi 2

Hiện tượng nào trong thí nghiệm 2 chứng tỏ phản ứng thủy phân tinh bột đã xảy ra?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào hiện tượng của thí nghiệm 2

Answer - Lời giải/Đáp án

Trước khi phản ứng thủy phân xảy ra, hồ tinh bột xuất hiện màu xanh tím khi nhỏ iodine vào.

Sau khi đun hồ tinh bột với dung dịch H2SO4, nhỏ iodine vào không có hiện tượng gì chứng tỏ tinh bột đã chuyển hóa thành chất khác không có phản ứng màu với iodine.


Câu hỏi trang 133 Luyện tập

Tinh bột và cellulose có những tính chất hóa học nào sau đây?

a) Tác dụng với H2O khi có acid và đun nóng

b) Tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường khi có enzyme

c) Tác dụng với iodine

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào tính chất hóa học của tinh bột và cellulose

Answer - Lời giải/Đáp án

Tinh bột và cellulose có phản ứng thủy phân trong nước khi có acid, và enzyme

Tinh bột có phản ứng màu với iodine


Câu hỏi trang 133 Vận dụng

Nêu một số ví dụ trong thực tiễn để minh họa về sự thủy phân tinh bột và cellulose ở nhiệt độ thường nhờ tác dụng của enzyme

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Trong cơ thể người và nhiều loại động vật có enzyme để thủy phân tinh bột thành glucose.

Answer - Lời giải/Đáp án

Khi ăn cơm, có xảy ra phản ứng thủy phân tinh bột tạo glucose nên khi nhai có vị ngọt.


Câu hỏi trang 133 Câu hỏi

Quan sát hình 27.4 và cho biết những ứng dụng chính của tinh bột

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào hình 27.4

Answer - Lời giải/Đáp án

Ứng dụng chính của tinh bột: làm thức ăn cho con người và động vật, sản xuất glucose, sản xuất ethylic alcohol.


Câu hỏi trang 134 Luyện tập

Nêu tên một số loại lương thực, thực phẩm có chứa tinh bột.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào ứng dụng của tinh bột

Answer - Lời giải/Đáp án

Một số loại lương thực, thực phẩm có chứa tinh bột: gạo, bột mì, ngô, khoai, sắn,…


Câu hỏi trang 134 Vận dụng

Dựa vào khuyến nghị nêu trong bảng 27.1, tính lượng carbohydrate em cần ăn trong một tháng.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vảo bảng 27.1

Answer - Lời giải/Đáp án

Đối với lứa tuổi từ 15 – 19: nữ cần ăn 330 – 370g; nam cần ăn 400 – 440g carbohydrate.


Câu hỏi trang 134 Câu hỏi

Quan sát hình 27.5 và cho biết những ứng dụng chính của cellulose.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào hình 27.5

Answer - Lời giải/Đáp án

Cellulose là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp và là nguồn thức ăn cho một số loại động vật.


Câu hỏi trang 135 Câu hỏi

Có ý kiến cho rằng: “Phản ứng quang hợp có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên” Ý kiến trên là đúng hay sai? Giải thích.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào sự tạo thành tinh bột và cellulose trong tự nhiên

Answer - Lời giải/Đáp án

Phản ứng quang hợp tạo ra tinh bột và cellulose có vai trò quan trọng đối với con người.


Câu hỏi trang 135 Vận dụng

“Rừng là lá phổi xanh của Trái Đất”. Em hiểu câu nói trên như thế nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào phản ứng quang hợp của cây xanh

Answer - Lời giải/Đáp án

Vì cây xanh quang hợp tạo ra khí oxygen, điều hòa không khí trong lành, ngoài ra cây cối quang hợp còn tạo ra tinh bột là nguồn lương thực chính cho con người.