Hoạt động1
Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 52
a) Trong bài toán ở phần mở đầu, hãy viết biểu thức \( - 0,07x{(x + 6,14)^2} + 4,64\) ở vế trái của phương trình về dạng đa thức theo lũy thừa với số mũ giảm dần của biến \(x\).
b) Đối với đa thức đó, hãy xác định: bậc; hệ số của \({x^2}\), hệ số của \(x\) và hệ số tự do.
Thu gọn biểu thức và sắp xếp hạng tử theo lũy thừa giảm dần của biến
a)
\(\begin{array}{l} - 0,07{(x + 6,14)^2} + 4,64\\ = - 0,07({x^2} + 12,28x + 6,{14^2}) + 4,64\\ = - 0,07{x^2} - 0,8596x + 2,001028\end{array}\)
b) Bậc của đa thức: 3, hệ số của \({x^2}\) là \( - 0,07\)
Hệ số của \(x\)là \( - 0,8596\), hệ số tự do là \(2,001028\)
Luyện tập1
Advertisements (Quảng cáo)
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 52
Cho 2 ví dụ về:
a) Phương trình bậc hai 2 ẩn t;
b) Phương trình không phải là phương trình bậc hai một ẩn.
Phương trình bậc hai một ẩn có dạng \(a{x^2} + bx + c = 0(a \ne 0)\)
a) Hai ví dụ về phương trình bậc 2 ẩn t: \(3{t^2} - 7t + \frac{1}{2} = 0\) và \( - 2{t^2} + 3 = 0\).
b) Hai ví dụ về phương trình không phải là phương trình bậc hai một ẩn:
Phương trình \(3{t^3} - 7t + \frac{1}{2} = 0\) là phương trình bậc 3 ẩn t.
Phương trình \( - 2{t^2} + 3z = 0\) là phương trình hai ẩn t và z.