Hoạt động1
Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 91
Biết rằng trên một đường tròn, hai cung bằng nhau thì có cùng độ dài và độ dài của cung tỉ lệ với số đo của nó. Từ đó hay lập công thức tính độ dài cung \(n^\circ \) của đường tròn bán kính R bằng cách thực hiện các bước sau:
a) Từ (1), tính độ dài của cung \(1^\circ .\)
b) Tính độ dài \(l\) của cung \(n^\circ .\)
Đường tròn là cung có số đo bằng \(360^\circ \) và có độ dài bằng \(2\pi R.\) Lấy độ dài chia số đo cung, ta được độ dài của cung \(1^\circ .\) Sau đó nhân với n, ta được độ dài của cung \(n^\circ .\)
a) Đường tròn là cung có số đo bằng \(360^\circ \) và có độ dài bằng \(2\pi R.\)
Suy ra độ dài của cung \(1^\circ \) là: \(\frac{{2\pi R}}{{360}} = \frac{{\pi R}}{{180}}\)
b) Độ dài của cung \(n^\circ \) là: \(l = n.\frac{{\pi R}}{{180}}\)
Luyện tập1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 92
Tính độ dài cung \(40^\circ \) của đường tròn bán kinh 9 cm.
Advertisements (Quảng cáo)
Áp dụng công thức tính độ dài cung: \(l = \frac{n}{{180}}.\pi R\) với \(n = 40^\circ ,R = 9.\)
Độ dài cung \(40^\circ \) của đường tròn bán kinh 9 cm là: \(l = \frac{{40}}{{180}}.\pi .9 = 2\pi \) cm
Vận dụng1
Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 92
Bánh xe (khi bơm căng) của một chiếc xe đạp có đường kính 650 mm. Biết rằng khi giò đĩa quay một vòng thì bánh xe đạp quay được khoảng 3,3 vòng (H.5.14). Hỏi chiếc xe đạp di chuyển được quãng đường dài bao nhiêu mét sau khi người đi xe đạp 10 vòng liên tục?
Khi bánh xe quay 3,3 vòng thì mỗi điểm trên bánh xe di chuyển được một độ dài bằng 3,3 lần chu vi đường tròn. Ta tính chu vi bánh xe rồi nhân với 3,3.
Chu vi của bánh xe là: \(C = 650\pi \)(mm)
Khi người đi xe đạp 10 vòng thì xe đạp di chuyển được quãng đường bằng:
\(C = 650\pi .3,3.10 = 21450\pi \approx 6738,72\)(mm)