Câu hỏi/bài tập:
Có hai tấm bìa cứng hình tròn A và B. Tấm bìa cứng A được chia làm 4 hình quạt như nhau, ghi các số 5, 6, 7, 8. Tấm bìa cứng B được chia làm 5 hình quạt như nhau, ghi các số 1, 2, 3, 4, 5. Mỗi tấm bìa được gắn vào trục quay có mũi tên cố định ở tâm. Bạn An quay tấm bìa A và bạn Bình quay tấm bìa B. Giả sử khi tấm bìa A và B dừng lại, mũi tên chỉ tương ứng vào hình quạt ghi số a và ghi số b. Tính xác suất các biến cố sau:
- E: “Trong hai số a và b có ít nhất một số 5”;
- F: “Tích ab là số lẻ”.
Cách tính xác suất của một biến cố E:
Bước 1. Mô tả không gian mẫu của phép thử. Từ đó xác định số phần tử của không gian mẫu \(\Omega \).
Bước 2. Chứng tỏ các kết quả có thể của phép thử là đồng khả năng.
Bước 3. Mô tả kết quả thuận lợi của biến cố E. Từ đó xác định số kết quả thuận lợi cho biến cố E.
Bước 4. Lập tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E với số phần tử của không gian mẫu \(\Omega \).
Ta lập bảng sau:
Mỗi ô trong bảng là một kết quả có thể. Có 20 kết quả có thể là đồng khả năng.
Không gian mẫu là
\(\Omega = {(5, 1), (5, 2), (5, 3), (5, 4), (5, 5), (6, 1), (6, 2), (6, 3), (6, 4), (6, 5), (7, 1), (7, 2), (7, 3), (7, 4), (7, 5), (8, 1), (8, 2), (8, 3), (8, 4), (8, 5)}.\)
Các kết quả thuận lợi cho biến cố E là (5, 1), (5, 2), (5, 3), (5, 4), (5, 5), (6, 5), (7, 5), (8, 5).
Vậy \(P\left( E \right) = \frac{8}{{20}} = \frac{2}{5}\).
Các kết quả thuận lợi cho biến cố F là (5, 1), (5, 3), (5, 5), (7, 1), (7, 3), (7, 5).
Vậy \(P\left( F \right) = \frac{6}{{20}} = \frac{3}{{10}}\).