Trang chủ Lớp 10 Ngữ văn lớp 10 Đọc hiểu Nhà nho vui cảnh nghèo, – gợi dẫn 1. Tác...

Đọc hiểu Nhà nho vui cảnh nghèo, – gợi dẫn 1. Tác giả Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), huý là Củng, tự Tôn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt...

– Đọc hiểu Nhà nho vui cảnh nghèo. gợi dẫn 1. Tác giả Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), huý là Củng, tự Tôn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Cuộc đời làm quan của ông tuy lúc thăng lúc giáng thất thường, nhưng ông luôn vui vẻ, một lòng vì dân, vì nước.
– gợi dẫn 1. Tác giả Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), huý là Củng, tự Tôn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn, người làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Cuộc đời làm quan của ông tuy lúc thăng lúc giáng thất thường, nhưng ông luôn vui vẻ, một lòng vì dân, vì nước.

Advertisements (Quảng cáo)

Các sáng tác : 53 bài thơ Nôm luật Đường, 1 bài thơ chữ Hán, 1 bài phú Nôm, 21 câu đối Nôm, 8 câu đối Hán, 62 bài ca trù,… Nguyễn Công Trứ có vai trò đặc biệt trong thể thơ hát nói. Bài phú Hàn nho phong vị cũng là một sáng tạo đặc sắc của ông.

2. Tác phẩm

Hàn nho phong vị phú thuộc loại luật phú, chú trọng đối, vần. Tác phẩm nói về cốt cách, phẩm chất, phong vị sống của nhà nho nghèo.

3. Cách đọc

– Đọc kĩ các chú thích.

– Đọc bài thơ theo đặc trưng thể loại phú, giọng điệu ngâm nga, thể hiện tính cách ngông và cảm hứng tự trào.

II  kiến thức cơ bản

Tác giả nói đến cái nghèo vừa như muốn vạch trần lại vừa như chữa “tội”, với một giọng điệu đùa giỡn :

Chém cha cái khó, chém cha cái khó !

Khôn khéo mấy ai, xấu xa một nó.

Lục cực bày hàng sáu, rành rành kinh huấn chẳng sai,

Vạn tội lấy làm đầu, ấy ấy ngạn ngôn hẳn có.

Qua bốn vế đầu, tác giả thể hiện quan niệm về cái nghèo, đó là một trong sáu điều cực của con người, đã đi vào ngạn ngữ : “vạn tội bất như bần” – muôn tội chẳng gì bằng tội nghèo.

Thái độ trước cái nghèo được cụ thể hoá bằng việc tả cảnh nghèo và bộc lộ bản lĩnh sống, thái độ sống ở mười sáu vế tiếp sau. Cụm từ “Kìa ai” nhằm vào đối tượng nào ? Hãy xem tác giả đặc tả, trước hết là hình ảnh căn nhà :

Bốn vách tường mo, ba gian nhà cỏ.

Đầu kèo mọt tạc vẽ sao ; trước sân nhện giăng màn gió.

Phên trúc ngăn nửa bếp nửa buồng ;

ống nứa đựng đầu kê đầu đỗ.

Đầu giường tre mối dũi quanh co ;

Góc tường đất giun đùn lố nhố…

Đó là một bức tranh tả thực từ xa đến gần, càng lúc càng hiện ra mồn một về cảnh sống đạm bạc của một nhà nho. Chi tiết hơn nữa, về sinh hoạt thường ngày, tác giả viết :

Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch, người quân tử ăn chẳng cầu no ;

Đêm năm canh an giấc ngáy kho kho, đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ.

Cái ngặt nghèo, khốn khó của con người được cụ thể đến tận cùng. Đến đây, thấy rõ được cụm từ “Kìa ai” tác giả nhằm vào đối tượng các nhà nho nghèo. Cách nói đó để tạo ra sự khách quan cho việc miêu tả.

Nửa như ca thán, chán ngán cảnh nghèo, nửa như bông đùa, bất chấp cái khó khăn để tìm vui thú, tác giả đã có cái nhìn vừa hết sức thực tế đối với cuộc sống, xót xa trước cảnh nghèo hèn, vừa như bỡn cợt, vừa lại rất “ngông”.

Tác giả đứng ở tư thế của người trong cảnh nghèo, nếm trải mọi điều đồng thời cũng là người vượt lên trên hoàn cảnh, tìm lẽ tự tại cho mình.

Trong bài phú, tác giả sử dụng hàng loạt các vế sóng đôi với nhau. Các vế đối nhau, với những hình ảnh cường điệu, cực tả cái nghèo, thể hiện cái nhìn trào lộng, hóm hỉnh. Ngôn ngữ văn xuôi, dân dã được sử dụng với mật độ dày : chém cha, nó, ấy ấy, đầu kèo, trước sân, ống nứa, đầu giường tre, thằng bé tri trô, rọi trứng gà bên vách, xoi hang chuột trong nhà, ngấp ngó, trong cũi, đầu giàn, lợn nằm gặm máng, chuột cậy khua niêu, vỗ bụng rau bình bịch, ngáy kho kho, áo vải thô nặng trịch, khăn lau giắt đỏ lòm,…Qua đó, cảnh nghèo của nhà nho được miêu tả sinh động và chân thực.

Qua miêu tả hết sức cặn kẽ cảnh nghèo, tác giả bộc lộ quan niệm về thú vui sống, thanh thản, nhàn nhã của một nhà nho tài tử.

Advertisements (Quảng cáo)

III  Liên hệ

1. Đọc Bài ca ngất ngưởng, một tác phẩm có tính chất tổng kết cuộc đời và bày tỏ thái độ sống của Nguyễn Công Trứ :

Vũ trụ nội mạc phi phận sự,

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng.

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.

 

Lúc bình Tây cầm cờ đại tướng,

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.

Đô môn giải tổ chi niên,

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.

 

Kìa núi nọ phau phau mây trắng,

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi.

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.

 

Được mất dương dương người tái thượng,

Khen chê phơi phới ngọn đông phong.

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,

Không Phật, không Tiên, không vướng tục.

 

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.

Trong triều ai ngất ngưởng như ông.

(Thơ văn Nguyễn Công Trứ, NXB Văn học, 1983)

2. Thơ văn Nguyễn Công Trứ – nhất là ca trù ngân lên một giọng điệu mới, phản ánh một khuynh hướng tư tưởng khác với trước đó, tập trung vào một số chủ đề gắn bó với con người và cuộc đời tác giả.