Trang chủ Lớp 10 Ngữ văn lớp 10 Soạn bài: Hứng trở về trang 142 Văn 10 – Văn lớp...

Soạn bài: Hứng trở về trang 142 Văn 10 – Văn lớp 10...

Đọc thêm: Hứng trở về (Quy hứng)- Nguyễn Trung Ngạn – Soạn bài: Hứng trở về trang 142 SGK Ngữ văn 10. Hứng trở về được sáng tác khi tác giả đang đi sứ ở Giang Nam (Trung Quốc). Bài thơ là nỗi lòng hướng về xứ sở và mong muốn thiết tha quay trở về quê hương khắc khoải trong tâm trạng nhà thơ. Hệ thống từ ngữ, hình ảnh dân dã quen thuộc nhưng làm xúc động lòng người.

Advertisements (Quảng cáo)

KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tác giả

– Nguyễn Trung Ngạn (1289 – 1370) tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người lang Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Khoảng 1314 – 1315 được cử đi sứ sang nhà Nguyên. Ông làm quan đến chức Thượng thư.

– Tác phẩm để lại: Giới Hiên thi tập.

2. Bài thơ: Hứng trở về được sáng tác khi tác giả đang đi sứ ở Giang Nam (Trung Quốc). Bài thơ là nỗi lòng hướng về xứ sở và mong muôn thiết tha quay trở về quê hương khắc khoải trong tâm trạng nhà thơ. Hệ thông từ ngữ, hình ảnh dân dã quen thuộc nhưng làm xúc động lòng người.

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

Câu 1.  Nỗi nhớ quê hương ở hai câu đầu có gì đặc sắc?

Dâu già lá rụng tằm vừa chín

Lúa sớm bông thơm cua béo ghê

– Nỗi nhớ rất cụ thể, dân dã làm nổi lên gốc gác đồng quê, nghề trồng dâu nuôi tằm, nghề trồng lúa và sinh hoạt đạm bạc “cua béo ghê”. Đời thường hiện lên trong cảm xúc nhà thơ. Cái cốt lõi của cảm xúc ấy là lòng yêu quê hương xứ sở. Cách nói mộc mạc dễ làm rung động lòng người.

– Tình yêu quê hương không phải bằng cảm xúc hô to gọi giật mà bằng những hình ảnh gợi nhố. Đó là dâu tằm, là hương thơm đồng lúa, là cua cá trên đồng, dẻo thơm ngọt ngào trong bữa cơm quê.

Câu 2. Nét riêng của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong bài thơ qua những hình tượng thơ độc đáo?

– Nét thứ hai – nét riêng của lòng yêu nưốc là cảm xúc bắt nguồn từ nhận thức, của lí trí.

– Dẫu rằng nghèo khó vẫn là quê hương hơn danh vọng ở nơi chốn hoa đô hội. Tiếng gọi trở về tha thiết, khắc khoải trong lòng kẻ xa quê. Rõ ràng lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về dân tộc là cảm xúc chủ đạo của bài thơ quy hứng.

– Bài thơ giúp người đọc ý thức một chân lí: không gì bằng quê hương xứ sở của mình; giúp ta thêm yêu, thêm quý nơi mình sinh ra, lớn lên và trưởng thành.