Câu hỏi/bài tập:
Cân bằng phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron, nêu rõ chất oxi hoá, chất khử trong mỗi trường hợp sau:
a) H2S + SO2 -> S + H2O
b) SO2 + H2O + Cl2 -> H2SO4 + HCl
c) FeS2 + O2 -> Fe2O3 + SO2
d) C12H22O11 + H2SO4 -> CO2 + SO2 + H2O
+ Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa trong phản ứng
=> Xác định chất oxi hóa, chất khử
+ Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử
+ Bước 3: Xác định (và nhân) hệ số thích hợp vào các quá trình sao cho tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận
+ Bước 4: Đặt các hệ số vào sơ đồ phản ứng. Cân bằng số lượng nguyên tử của các nguyên tố còn lại
a) - Bước 1: H2−2S++4SO2→0S+H2O
=> H2S là chất khử, SO2 là chất oxi hóa
- Bước 2:
+ Quá trình oxi hóa: −2S→0S+2e
+ Quá trình khử: +4S+4e→0S
- Bước 3:
2x |
−2S→0S+2e |
1x |
+4S+4e→0S |
- Bước 4: 2H2−2S++4SO2→30S+2H2O
b) - Bước 1: +4SO2+H2O+0Cl2→H2+6SO4+H−1Cl
=> SO2 là chất khử, Cl2 là chất oxi hóa
- Bước 2:
+ Quá trình oxi hóa: +4S→+6S+2e
+ Quá trình khử: 0Cl2+2.1e→2−1Cl
Advertisements (Quảng cáo)
- Bước 3:
1x |
+4S→+6S+2e |
1x |
0Cl2+2.1e→2−1Cl |
- Bước 4: +4SO2+2H2O+0Cl2→H2+6SO4+2H−1Cl
c) - Bước 1: +2Fe−1S2+0O2→+3Fe2O3++4S−2O2
=> FeS2 là chất khử, O2 là chất oxi hóa
- Bước 2:
+ Quá trình oxi hóa: 2(FeS20)→2+3Fe+4+4S+22e
+ Quá trình khử: 0O2+4e→2−2O2
- Bước 3:
2x |
2(FeS20)→2+3Fe+4+4S+22e |
11x |
0O2+4e→2−2O2 |
- Bước 4: 4+2Fe−1S2+110O2→2+3Fe2O3+8+4S−2O2
d) - Bước 1: 0C12H22O11+H2+6SO4→+4CO2++4SO2+H2O
=> C12H22O11 là chất khử, H2SO4 là chất oxi hóa
- Bước 2:
+ Quá trình oxi hóa: 0C12→12+4C+12.4e
+ Quá trình khử: +6S+2e→+4S
- Bước 3:
1x |
0C12→12+4C+12.4e |
24x |
+6S+2e→+4S |
- Bước 4: 0C12H22O11+24H2+6SO4→12+4CO2+24+4SO2+35H2O