Trang chủ Lớp 10 SBT Hóa học 10 Nâng cao (sách cũ) Bài 2.24 trang 17 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng...

Bài 2.24 trang 17 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao: Cacbon và silic;...

Bài 2.24 trang 17 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Trong một chu kì, độ âm điện tăng dần khi từ đầu đến cuối chu kì. Trong một nhóm A, độ âm điện giảm dần khi. Bài 12: Sự biến đổi tính kim loại tính phi kim của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn

Bài 2.24 trang 17 SBT Hóa học 10 Nâng cao

So sánh tính phi kim trong từng cặp nguyên tố sau và giải thích ngắn gọn:

a) Cacbon và silic;

b) Clo và lưu huỳnh;

c) Nitơ và silic.

Advertisements (Quảng cáo)

Khả năng thu nhận electron hay khả năng hút electron về phía mình trong hợp chất của một nguyên tố thể hiện tính phi kim. Đại lượng đặc trưng dùng để biện luận cho khả năng ấy là độ âm điện.

Trong một chu kì, độ âm điện tăng dần khi từ đầu đến cuối chu kì. Trong một nhóm A, độ âm điện giảm dần khi đi từ trên xuống dưới. Trên cơ sở đó ta có:

a) Cacbon có tính phi kim mạnh hơn silic, thể hiện quy luật biến đổi tính phi kim trong một nhóm (giảm dần khi đi từ trên xuống dưới). Độ âm điện của cacbon lớn hơn của silic.

b) Clo có tính phi kim mạnh hơn lưu huỳnh thể hiện quy luật biến đổi tính phi kim trong một chu kì (tăng dần khi đi từ trái sang phải). Độ âm điện của clo lớn hơn của lưu huỳnh.

c) Kết hợp sự biến đổi theo chu kì và nhóm ta có tính phi kim của nitơ lớn hơn của cacbon (trong cùng chu kì). Tính phi kim của cacbon lớn hơn của silic (trong cùng nhóm). Như vậy tính phi kim của nitơ mạnh hơn của silic. Độ âm điện của nitơ lớn hơn của silic.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Hóa học 10 Nâng cao (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)