Trang chủ Lớp 10 SBT Hóa học 10 Nâng cao Bài 2.27 trang 17 SBT Hóa 10 nâng cao: Canxi hiđroxit, stronti...

Bài 2.27 trang 17 SBT Hóa 10 nâng cao: Canxi hiđroxit, stronti hiđroxit, bari hiđroxit....

Bài 2.27 trang 17 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. c) Canxi hiđroxit và xesi hiđroxit.. Bài 12: Sự biến đổi tính kim loại tính phi kim của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 2.27 trang 17 SBT Hóa học 10 Nâng cao

So sánh tính bazơ của các hiđroxit trong mỗi dãy sau và giải thích ngắn gọn:

a) Canxi hiđroxit, stronti hiđroxit, bari hiđroxit.

b) Natri hiđroxit và nhôm hiđroxit.

c) Canxi hiđroxit và xesi hiđroxit.

Advertisements (Quảng cáo)

a) Trong một nhóm A, khi đi từ trên xuống dưới tính bazơ của các oxit và hiđroxit tăng dần : Canxi, stronti và bari cùng ở nhóm IIA do vậy tính bazơ của hiđroxit tăng dần từ trái sang phải : \(Ca{\left( {OH} \right)_2} < Sr{\left( {OH} \right)_2} < Ba{\left( {OH} \right)_2}\) 

b) Trong một chu kì, tính bazơ giảm dần khi đi từ đầu chu kì cho đến cuối chu kì. Natri và nhôm ở trong cùng chu kì 3, natri ở bên trái và nhôm ở bên phải vì thế tính bazơ của Al(OH)3 yếu hơn NaOH.

c) Kết hợp sự biến thiên tính bazơ theo chu kì và nhóm ta có tính bazơ tăng dần về góc trái bên dưới của bảng tuần hoàn. Canxi ở nhóm IIA, Cs ở nhóm IA, canxi ở chu kì 4 còn Cs ở chu kì 6 vì vậy tính bazơ của Ca(OH)2 yếu hơn tính bazơ của KOH (trong cùng chu kì), trong khi đó tính bazơ của KOH yếu hơn tính bazơ của CsOH (trong cùng nhóm). Do vậy tính bazơ của Ca(OH)2 yếu hơn của CsOH.