Trang chủ Lớp 10 SBT Hóa học 10 Nâng cao (sách cũ) Bài 3.2 trang 20 SBT Hóa 10 nâng cao: Làm thế nào...

Bài 3.2 trang 20 SBT Hóa 10 nâng cao: Làm thế nào các nguyên tử kali và brom có được cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm....

Bài 3.2 trang 20 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Bài 16: Khái niệm về liên kết hóa học. Liên kết ion

Bài 3.2 trang 20 SBT Hóa học 10 Nâng cao

Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tửu kali là \(4{s^1}\) cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử brom là \(4{s^2}4{p^5}\).

a) Làm thế nào các nguyên tử kali và brom có được cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm.

b) Liên kết của nguyên tử kali và nguyên tử brom thuộc loại liên kết gì? Phân tử tạo thành có bền vững hơn từng nguyên tử riêng rẽ không?

Advertisements (Quảng cáo)

a) Nguyên tử kali chỉ có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng nên dễ dàng nhường đi electron này để tạo thành ion K+. Ion K+ có cấu hình electron của khí hiếm agon đứng trước kali.

Nguyên tử brom thì ngược lại có 7 electron ở lớp ngoài cùng nên dễ dàng nhận thêm 1 electron tạo ra ion \(B{r^ - }\) có cấu hình electron của khí hiếm kripton.

b) Các ion K+ và ion \(B{r^ - }\) hút nhau bằng lực hút tĩnh điện để tạo ra liên kết ion. Phân tử kali bromua có năng lượng thấp hơn tổng năng lượng của nguyên tử kali và brom riêng rẽ.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Hóa học 10 Nâng cao (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)