Trang chủ Lớp 10 SBT Hóa học 10 Nâng cao Bài 6.23 trang 54 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng...

Bài 6.23 trang 54 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao: Nung nóng một hỗn hợp gồm 0,54 g bột nhôm, 0,24 g bột magie và bột lưu huỳnh dư. Những...

Bài 6.23 trang 54 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Bài 6.23 trang 54 SBT Hóa Học 10 Nâng cao. Bài 43: Lưu huỳnh

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 6.23 trang 54 SBT Hóa Học 10 Nâng cao

Nung nóng một hỗn hợp gồm 0,54 g bột nhôm, 0,24 g bột magie và bột lưu huỳnh dư. Những chất sau phản ứng cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Pb(NO3)2 có nồng độ 0,1M.

a) Viết các phương trình hóa học;

b) Tính thể tích dung dịch Pb(NO3)2 vừa đủ để phản ứng hết với lượng chất khí được dẫn vào.

a) Các phương trình hóa học của phản ứng:

\(\eqalign{
& Mg + S\,\, \to \,\,MgS\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 1 \right) \cr
& 2Al + 3S\,\, \to \,\,A{l_2}{S_3}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 2 \right) \cr} \)

b) Thể tích dung dịch Pb(NO3)2 cần dùng:

Các chất sau phản ứng (1) và (2) là MgS, Al2S3 và bột S dư cho tác dụng với H2SO4 loãng, xảy ra các phản ứng sau:

\(MgS + {H_2}S{O_4}\,\, \to \,\,MgS{O_4} + {H_2}S \uparrow\)\( \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\left( 3 \right)\)

\(A{l_2}{S_3} + {H_2}S{O_4}\,\, \to \,\,A{l_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3} \)\(+ 3{H_2}S \uparrow \,\,\,\,\,\,\left( 4 \right) \)

Dẫn khí H2S sinh ra ở các phản ứng (3) và (4) vào dung dịch Pb(NO3)2 loãng:

\({H_2}S + Pb{\left( {N{O_3}} \right)_2}\,\, \to \,\,PbS \downarrow  \)\(+ 2HN{O_3}\,\,\,\left( 5 \right)\)

Advertisements (Quảng cáo)

Số mol Mg và Al tham gia phản ứng (1) và (2):

\(\eqalign{
& {n_{Al}} = {{0,54} \over {27}} = 0,02\,\,\left( {mol} \right);\, \cr
& {n_{Mg}} = {{0,24} \over {24}} = 0,01\,\left( {mol} \right) \cr} \)

Số mol MgS và Al2S3 sinh ra ở (1) và (2) là:

\({n_{MgS}} = 0,01\,\,\left( {mol} \right);\,\,\,{n_{A{l_2}{S_3}}} = 0,01\)\(\,\,\left( {mol} \right)\)

Số mol H2S sinh ra ở (3) và (4) là:

\({n_{{H_2}S}} = {n_{MgS}} = 0,01\,\,\left( {mol} \right)\)

\({n_{{H_2}S}} = 3{n_{A{l_2}{S_3}}} = 0,01 \times 3 = 0,03\) \(\left( {mol} \right)\)

Số mol Pb(NO3)2 tham gia ở phản ứng (5) là:

\({n_{Pb{{\left( {N{O_3}} \right)}_2}}} = {n_{{H_2}S}} = 0,01 + 0,03 \) \(= 0,04\,\,\left( {mol} \right)\)

Thể tích dung dịch Pb(NO3)2 cần dùng:

\({V_{Pb{{\left( {N{O_3}} \right)}_2}}} = {{1000 \times 0,04} \over {0,1}} = 400\,\,\left( {c{m^3}} \right)\)