Trang chủ Lớp 10 SBT Sinh lớp 10 (sách cũ) Bài 16 trang 146 SBT môn Sinh 10: Mô tả pha tối...

Bài 16 trang 146 SBT môn Sinh 10: Mô tả pha tối của quang hợp. Tại sao gọi pha tối của quang hợp là chu...

Bài 16 trang 146 Sách Bài Tập (SBT) Sinh học 10: Mô tả pha tối của quang hợp. Tại sao gọi pha tối của quang hợp là chu trình cố định CO2 ?

Mô tả pha tối của quang hợp. Tại sao gọi pha tối của quang hợp là chu trình cố định CO2 ?

Trong pha tối, CO2  sẽ bị khử thành cacbohiđrat. Quá trình này còn được gọi là quá trình cố định CO2  vì nhờ quá trình này. các phân tử CO2  tự do được “cố định” lại trong các phân tử cacbohiđrat.

Hiện nay, người ta đã biết một vài con đường cố định CO2  khác nhau. Tuy nhiên, trong các con đường đó, chu trình C­3 là con đường phổ biến nhất. Chu trình C3 còn có một tên gọi khác là chu trình Canvin. Chu trình này gồm nhiều phản ứng hóa học kế tiếp nhau được xúc tác bởi các enzim khác nhau

Advertisements (Quảng cáo)

Chu trình C3 sử dụng ATP và NADPH đến từ pha sáng để biến đổi CO2 của khí quyển thành cacbohiđrat.

Chất kết hợp với CO2, đầu tiên là một phân tử hữu cơ có 5 cacbon là ribulôzôđiphôtphat (RiDP). Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình là hợp chất có 3 cacbon. Đây chính là lí do dẫn đến cái tên C3 của chu trình. Hợp chất này được biến đổi thành Anđêhit phôtphoglixêric (A/PG). Một phần A/PG sẽ được sử dụng để tái tạo RiDP. Phần còn lại biến đổi thành tinh bột và saccarôzơ. Thông qua các con đường chuyển hoá vật chất khác nhau, từ cacbohiđrat tạo ra trong quang hợp sẽ hình thành nhiều loại hợp chất hữu cơ khác.


Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Sinh lớp 10 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)