Trang chủ Lớp 10 SBT Toán 10 - Kết nối tri thức Giải bài 2.6 trang 23 sách bài tập toán 10 – Kết...

Giải bài 2.6 trang 23 sách bài tập toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống...

Giải bài 2.6 trang 23 sách bài tập toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 4. Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn : Biểu diễn miền nghiệm của các hệ bất phương trình sau trên mặt phẳng tọa độ

Biểu diễn miền nghiệm của các hệ bất phương trình sau trên mặt phẳng tọa độ:

a) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x \ge  – 1}\\{y \ge 0}\\{x + y \le 4}\end{array}} \right.\)

b) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x > 0}\\{y > 0}\\{x – y – 4 < 0}\end{array}} \right.\)

c) \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{y \le 3}\\{x \le 3}\\{x \ge  – 1}\\{y \ge  – 2}\end{array}} \right.\)

–  Vẽ các hệ bất phương trình trên mặt phẳng tọa độ \(Oxy.\)

–  Nhìn vào đồ thị xác định miền nghiệm của hệ bất phương trình đã cho.

a)      \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x \ge  – 1}\\{y \ge 0}\\{x + y \le 4}\end{array}} \right.\)

Xác định miền nghiệm của bất phương trình \(x \ge  – 1\) là nửa mặt phẳng bờ \(d:x =  – 1\) chứa điểm \(O\left( {0;0} \right).\)

Xác định miền nghiệm của bất phương trình \(y \ge 0\) là nửa mặt phẳng bờ \(Ox\) chứa điểm \(\left( {0;4} \right).\)

Xác định miền nghiệm của bất phương trình\(x + y \le 4.\)

Vẽ đường thẳng \({d_2}:x + y = 4\) trên mặt phẳng tọa độ \(Oxy.\)

Chọn \(O\left( {0;0} \right)\) là điểm không thuộc đường thẳng \({d_2}\) và thay vào biểu thức \(x + y,\) ta được \(0 + 0 = 0 < 4.\)

Do đó, miền nghiệm của bất phương trình \({d_2}:x + y = 4\) là nửa mặt phẳng bờ \({d_2}\) và chứa điểm \(O\left( {0;0} \right).\)

Advertisements (Quảng cáo)

Vậy miền nghiệm của hệ bất phương trình trên là: \(\Delta ABC\) với \(A\left( { – 1;0} \right),\,\,B\left( {4;0} \right),\,\,C\left( { – 1;5} \right).\)

b)     \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x > 0}\\{y > 0}\\{x – y – 4 < 0}\end{array}} \right.\)

Xác định miền nghiệm của bất phương trình \(x > 0\) là nửa mặt phẳng bờ \(Oy\) chứa điểm \(\left( {1;0} \right)\) mà bỏ đi trục \(Oy.\)

Xác định miền nghiệm của bất phương trình \(y > 0\) là nửa mặt phẳng bờ \(Ox\) chứa điểm \(\left( {0;1} \right)\) mà bỏ đi trục \(Ox.\)

Xác định miền nghiệm của bất phương trình \(x – y – 4 < 0\).

Vẽ đường thẳng \({d_2}:x – y – 4 = 0\) trên mặt phẳng tọa độ \(Oxy.\)

Chọn \(O\left( {0;0} \right)\) không thuộc đường thẳng \({d_2}\) và thay vào biểu thức \(x – y – 4,\) ta được \(0 – 0 – 4 =  – 4 < 0.\)

Do đó, miền nghiệm của bất phương trình \(x – y – 4 < 0\) là nửa mặt phẳng bờ \({d_2}\) chứa điểm \(O\left( {0;0} \right)\) không kể \({d_2}\).

 

Miền nghiệm của hệ bất phương trình trên là phần không có gạch.

c)      \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{y \le 3}\\{x \le 3}\\{x \ge  – 1}\\{y \ge  – 2}\end{array}} \right.\)

Xác định miền nghiệm của bất phương trình \(y \le 3\) là nửa mặt phẳng bờ \(d:y = 3\) chứa điểm \(O\left( {0;0} \right).\)

Xác định miền nghiệm của bất phương trình \(x \le 3\) là nửa mặt phẳng bờ \({d_1}:x = 3\) chứa điểm \(O\left( {0;0} \right).\)

Xác định miền nghiệm của bất phương trình \(x \ge  – 1\) là nửa mặt phẳng bờ \({d_3}:x =  – 1\) chứa điểm \(O\left( {0;0} \right).\)

Xác định miền nghiệm của bất phương trình \(y \ge  – 2\) là nửa mặt phẳng bờ \({d_4}:y =  – 2\) chứa điểm \(O\left( {0;0} \right).\)

 

Miền nghiệm của hệ bất phương trình trên là: hình chữ nhật \(ABCD\) với \(A\left( { – 1;3} \right),\,\,B\left( { – 1; – 2} \right),\,\,C\left( {3; – 2} \right),\,\,D\left( {3;3} \right).\)