Trang chủ Lớp 10 SBT Toán 10 - Kết nối tri thức Giải bài 2.9 trang 23 sách bài tập toán 10 – Kết...

Giải bài 2.9 trang 23 sách bài tập toán 10 - Kết nối tri thức...

Giải bài 2.9 trang 23 sách bài tập toán 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 4. Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

Question - Câu hỏi/Đề bài

Trong một cuộc thi pha chế, mỗi đợi chơi được sử dụng tối đa 12g hương liệu, 9 lít nước và 315g đường để pha chế hai loại nước A và B. Để pha chết 1 lít nước A cần 45g đường, 1 lít nước và 0,5g hương liệu; để pha chế 1 lít nước B cần 15g đường, 1 lít nước và 2g hương liệu. Mỗi lít nước A nhận được 60 điểm thưởng, mỗi lít nước B nhận được 80 điểm thưởng. Hỏi cần pha chế bao nhiêu lít nước mỗi loại để đội chơi được số điểm thưởng là lớn nhất?

- Tìm hệ bất phương trình từ bài toán trên

- Viết biểu thức về đội chơi được số điểm thưởng.

-  Vẽ hệ bất phương trình trên mặt phẳng tọa độ Oxy.

-  Xác định miền nghiệm của hệ bất phương trình trên.

-  Tìm giá trị lớn nhất của đội chơi được số điểm thưởng.

Answer - Lời giải/Đáp án

  • Gọi xy lần lượt là số lít nước loại A và B cần pha chế.

Điều kiện: x0,y0.

Số hương liệu cần dùng để pha chế hai loại lít nước A và B là: 0,5x+2y12.

Số lít nước cần dùng để pha chế hai loại nước A và B là: x+y9.

Số g đường cần dùng để pha chế hai loại lít nước A và B là: 45x+15y315.

Từ đó, ta có hệ bất phương trình: {x0y00,5x+2y12x+y945x+15y315.

Số điểm thưởng của đội chơi nhận được là: F(x;y)=60x+80ymax

  • Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x \ge 0}\\{y \ge 0}\\{0,5x + 2y \le 12}\\{x + y \le 9}\\{45x + 15y \le 315}\end{array}} \right.trên cùng mặt phẳng tọa độ Oxy.

Advertisements (Quảng cáo)

Xác định miền nghiệm của bất phương trình x \ge 0 là nửa mặt phẳng bờ d:x = 0 chứa điểm \left( {1;0} \right).

Xác định miền nghiệm của bất phương trình y \ge 0 là nửa mặt phẳng bờ {d_1}:y = 0 chứa điểm \left( {0;1} \right).

Xác định miền nghiệm của bất phương trình 0.5x + 2y \le 12. Vẽ đường thẳng {d_2}:0.5x + 2y = 12 trên mặt phẳng tọa độ Oxy. Chọn O\left( {0;0} \right) là điểm không thuộc đường thẳng {d_2} và thay vào biểu thức 0,5x + 2y, ta được: 0,5.0 + 2.0 = 0 < 12 nên miền nghiệm của bất phương trình 0.5x + 2y \le 12 là nửa mặt phẳng bờ {d_2} chứa điểm O\left( {0;0} \right).

Xác định miền nghiệm của bất phương trình x + y \le 9. Vẽ đường thẳng {d_3}:x + y = 9 trên mặt phẳng tọa độ Oxy. Chọn O\left( {0;0} \right) là điểm không thuộc đường thẳng {d_3} và thay vào biểu thức x + y, ta được: 0 + 0 = 0 < 9 nên miền nghiệm của bất phương trình  x + y = 9 là nửa mặt phẳng bờ {d_3} chứa điểm O\left( {0;0} \right).

Xác định miền nghiệm của bất phương trình 45x + 15y \le 315. Vẽ đường thẳng {d_4}:45x + 15y = 315 trên mặt phẳng tọa độ Oxy. Chọn O\left( {0;0} \right) là điểm không thuộc đường thẳng {d_4} và thay vào biểu thức 45x + 15y, ta được: 45.0 + 15.0 = 0 < 315 nên miền nghiệm của bất phương trình 45x + 15y \le 315 là nửa mặt phẳng bờ {d_4} chứa điểm O\left( {0;0} \right).

 

Miền nghiệm của hệ bất phương trình \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x \ge 0}\\{y \ge 0}\\{0,5x + 2y \le 12}\\{x + y \le 9}\\{45x + 15y \le 315}\end{array}} \right.là ngũ giác OABCD với A\left( {0;6} \right),\,\,B\left( {4;5} \right),\,\,C\left( {6;3} \right),\,\,D\left( {7;0} \right)

Ta có: F\left( {0;6} \right) = 60.0 + 80.6 = 480,

 F\left( {4;5} \right) = 60.4 + 80.5 = 640,

F\left( {0;0} \right) = 60.0 + 80.0 = 0,

F\left( {6;3} \right) = 60.6 + 80.3 = 600,

F\left( {7;0} \right) = 60.7 + 80.0 = 420.

\Rightarrow giá trị lớn nhất là F\left( {4;5} \right) = 640.

Vậy vần pha chế 4 lít nước loại A và 5 lít nước loại B thì số điểm thưởng nhận được là lớn nhất.

Advertisements (Quảng cáo)