Trang chủ Lớp 10 SBT Toán 10 - Kết nối tri thức Bài 7.27 trang 42 SBT Toán lớp 10 Kết nối tri thức...

Bài 7.27 trang 42 SBT Toán lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống: Vị trí của một chất điểm M tại thời điểm t (t trong khoảng thời gian từ...

Giải bài 7.27 trang 42 sách bài tập toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 21. Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ

Advertisements (Quảng cáo)

Vị trí của một chất điểm M tại thời điểm t (t trong khoảng thời gian từ 0 phút đến 180 phút) có tọa độ là \(\left( {3 + 5\sin {t^ \circ };4 + 5cos{t^ \circ }} \right)\). Tìm tọa độ của chất điểm M khi M ở cách xa gốc tọa đô nhất.

+ Từ cách xác định tọa độ của chất điểm M ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}{x_M} = 3 + 5\sin {t^ \circ }\\{y_M} = 4 + 5cos{t^ \circ }\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_M} – 3 = 5\sin {t^ \circ }\\{y_M} – 4 = 5cos{t^ \circ }\end{array} \right.\)

\( \Rightarrow {\left( {{x_M} – 3} \right)^2} + {\left( {{y_M} – 4} \right)^2} = 25\)

Advertisements (Quảng cáo)

Vậy chất điểm M luôn thuộc đường tròn \(\left( C \right)\) có tâm \(I\left( {3;4} \right)\) và có bán kính \(R = 5\). Mặt khác gốc tọa độ O cũng thuộc đường tròn \(\left( C \right)\). Do đó ta có \(OM \le 2R = 10\)

Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi \(OM\) là đường đường kính của đường tròn \(\left( C \right)\), tức là I là trung điểm của OM, điều đó tương đương với:

\(\left\{ \begin{array}{l}{x_M} = 2{x_1} – {x_0}\\{y_M} = 2{y_1} – {y_0}\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\sin {t^ \circ } = \frac{3}{5}\\cos{t^ \circ } = \frac{4}{5}\end{array} \right.\) (có \(t \in \left( {0;180} \right)\)thỏa mãn hệ)

Vậy \(M\left( {6;8} \right)\)