Trang chủ Lớp 10 SBT Toán 10 - Kết nối tri thức Bài 7.26 trang 42 SBT Toán 10 Kết nối tri thức với...

Bài 7.26 trang 42 SBT Toán 10 Kết nối tri thức với cuộc sống: Cho đường thẳng Δ : x sinα ∘ + y cosα ∘ – 1 = 0 , trong đó α là một số thực...

Giải bài 7.26 trang 42 sách bài tập toán 10 – Kết nối tri thức với cuộc sống – Bài 21. Đường tròn trong mặt phẳng tọa độ : Cho đường thẳng \(\Delta :x\sin {\alpha ^ \circ } + ycos{\alpha ^ \circ } – 1 = 0\), trong đó \(\alpha \) là một số thực thuộc khoảng \(\left( {0;180} \right)\) tính khoảng cách từ gốc toạ độ O đến đường thẳng \(\Delta \)…

Advertisements (Quảng cáo)

Cho đường thẳng \(\Delta :x\sin {\alpha ^ \circ } + ycos{\alpha ^ \circ } – 1 = 0\), trong đó \(\alpha \) là một số thực thuộc khoảng \(\left( {0;180} \right)\)

a) Tính khoảng cách từ gốc toạ độ O đến đường thẳng \(\Delta \)

b) Chứng minh rằng khi \(\alpha \) thay đổi, tồn tại một đường tròn cố định luôn tiếp xúc với đường thẳng d

a) \(d\left( {O,\Delta } \right) = \frac{{\left| { – 1} \right|}}{{\sqrt {{{\left( {\sin {\alpha ^ \circ }} \right)}^2} + {{\left( {cos{\alpha ^ \circ }} \right)}^2}} }} = 1\)

Advertisements (Quảng cáo)

b) Gọi \(\left( C \right)\) là đường tròn tâm O(0;0) bán kính \(R = 1\), đường tròn này cố định.

Ta chứng minh đường tròn này tiếp xúc với đường thẳng d với mọi \(\alpha\).

Vì \(d\left( {O,\Delta } \right) = 1 = R, \forall \alpha\) nên \(\left( C \right)\) luôn tiếp xúc với \(\Delta \). Vậy phương trình đường tròn \(\left( C \right)\) là \({x^2} + {y^2} = 1\)