Trang chủ Lớp 10 SBT Vật lý lớp 10 Bài 29.11* trang 68 SBT Lý 10 Ở chính giữa một ống...

Bài 29.11* trang 68 SBT Lý 10 Ở chính giữa một ống thuỷ tinh nằm ngang, kín cả hai đầu có một cột...

Ở chính giữa một ống thuỷ tinh nằm ngang, kín cả hai đầu có một cột thuỷ ngân dài h = 19,6 mm. Nếu đặt ống nghiêng một góc 30° so với phươn nằm ngang thì cột thuỷ ngân dịch chuyển một đoạn Δl1 = 20 mm. Nếu đặt ống thẳng đứng thì cột thuỷ ngân dịch chuyển một đoạn Δl2 = 30 mm.
Xác định áp suất của không khí trong ống khi ống nằm ngang. Coi nhiệt độ không đổi.
. Bài 29.11* trang 68 Sách bài tập (SBT) Vật lí 10 – Bài 29: Quá Trình Đẳng Nhiệt. Định Luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt

Advertisements (Quảng cáo)

Ở chính giữa một ống thuỷ tinh nằm ngang, kín cả hai đầu có một cột thuỷ ngân dài h = 19,6 mm. Nếu đặt ống nghiêng một góc 30° so với phươn nằm ngang thì cột thuỷ ngân dịch chuyển một đoạn Δl1= 20 mm. Nếu đặt ống thẳng đứng thì cột thuỷ ngân dịch chuyển một đoạn Δl2 = 30 mm.

Xác định áp suất của không khí trong ống khi ống nằm ngang. Coi nhiệt độ không đổi.

– Trạng thái 1 của không khí trong ống nằm ngang. Với lượng khí ở bên phải cũng như ở bên trái cột thủy ngân: p1; V1.

– Trạng thái 2 của không khí khi ống nằm nghiêng.

+ Với lượng khí ở bên trái: p2 ; V2.

+ Với lượng khí ở bên phải: p’2 ; V’2.

– Trạng thái 3 của không khí khi ống thẳng đứng.

+ Với lượng khí ở bên trái: p3 ;  V3.

+ Với lượng khí ở bên phải: p’3 ; V’3.

Theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt. Ta có:

p1V1 = p2V2 = p3V3 => p1l1 = p2l2 = p3l3.

Và p1V1 = p’2V’2 = p’3V’3 => p1l1 = p’2l’2 = p’3l’3.

Khi ống nằm nghiêng thì: l2 = l1 – Δl1l2 = l1 + Δl1

Khi ống thẳng đứng thì: l3 = l1 – Δl2l3 = l1 + Δl2

Ngoài ra, khi cột thủy ngân đã cân bằng thì:

Pp2 = p’2 + ρghsinα và p3 = p’3 + ρgh.

Thay các giá trị của l2, l3, l2, l3, p2, p3 vào các phương trình của định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt ở trên, ta được:

p1l1 = (p’2 + ρghsinα)(l1 – Δl1)

p1l1 = (p’3 + ρgh)(l1 – Δl2)

p1l1 = p’2(l1 + Δl1) và p1l1 = p’3(l1 + Δl2)

giải hệ phương trình trên với p1 ta có:

\({p_1} = {{\rho gh} \over 2}\left( {\sqrt {{{\Delta {l_1}\left( {\Delta {l_2} – \Delta {l_1}\sin \alpha } \right)} \over {\Delta {l_2}\left( {\Delta {l_1} – \Delta {l_2}\sin \alpha } \right)}}} – \sqrt {{{\Delta {l_2}\left( {\Delta {l_1} – \Delta {l_2}\sin \alpha } \right)} \over {\Delta {l_1}\left( {\Delta {l_2} – \Delta {l_1}\sin \alpha } \right)}}} } \right)\)

p1 ≈ 6 mmHg