Trang chủ Lớp 10 Toán lớp 10 - Cánh diều Lý thuyết Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai...

Lý thuyết Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng Toán 10 Cánh diều: I. Hàm số bậc hai...

Lý thuyết Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng – SGK Toán 10 Cánh diều – Bài 2. Hàm số bậc hai. Đồ thị hàm số bậc hai và ứng dụng

I. Hàm số bậc hai

+ Định nghĩa:

Hàm số bậc hai là hàm số cho bằng công thức dạng \(y = a{x^2} + bx + c\) với \(a,b,c \in \mathbb{R};a \ne 0.\)

+ Tập xác định: \(\mathbb{R}\)

 

II. Đồ thị hàm số bậc hai

+) Đồ thị hàm số bậc hai \(y = f(x) = a{x^2} + bx + c\) \((a \ne 0)\) là một parabol (P):

– Đỉnh \(S\left( { – \frac{b}{{2a}}; – \frac{\Delta }{{4a}}} \right)\)

– Trục đối xứng: đường thẳng \(x =  – \frac{b}{{2a}}\)

– Bề lõm: quay lên trên nếu \(a > 0\), quay xuống dưới nếu \(a < 0\)

– Cắt Oy tại điểm \((0;c)\)

* Chú ý: Nếu PT \(a{x^2} + bx + c = 0\) có hai nghiệm \({x_1},{x_2}\) thì đồ thị hàm số \(y = a{x^2} + bx + c\) cắt trục hoành tại 2 điểm có hoành độ lần lượt là 2 nghiệm này.

Advertisements (Quảng cáo)

+) Vẽ đồ thị

1) Xác định đỉnh \(S\left( { – \frac{b}{{2a}}; – \frac{\Delta }{{4a}}} \right)\)

2) Vẽ trục đối xứng d: \(x =  – \frac{b}{{2a}}\)

3) Tìm tọa độ giao điểm của đồ thị với trục tung (A(0;c)), trục hoành (nếu có).

Xác định \(B\left( {\frac{{ – b}}{a};c} \right)\) (là điểm đối xứng với A qua d)

4) Vẽ parabol đỉnh S, trục đối xứng d, đi qua các điểm tìm được.

 

III. Ứng dụng

+) Bảng biến thiên

 +) Ứng dụng của hàm số bậc hai