Trang chủ Lớp 10 Toán lớp 10 - Chân trời sáng tạo Bài 7 trang 74 Toán 10 tập 2 – Chân trời sáng...

Bài 7 trang 74 Toán 10 tập 2 – Chân trời sáng tạo: Lập phương trình đường tròn trong các trường hợp sau:...

Giải bài 7 trang 74 SGK Toán 10 tập 2 – Chân trời sáng tạo – Bài tập cuối chương IX

Advertisements (Quảng cáo)

Lập phương trình đường tròn trong các trường hợp sau:

a) Có tâm \(I( – 2;4)\) và bán kính bằng 9

b) Có tâm \(I(1;2)\) và đi qua điểm \(A(4;5)\)

c) Đi qua hai điểm \(A(4;1),B(6;5)\) và có tâm nằm trên đường thẳng \(4x + y – 16 = 0\)

d) Đi qua gốc tọa độ và cắt 2 trục tọa độ tại các điểm có hoành độ a và tung độ là b

a) Với tâm là \(I(a;b)\) và bán kính R, phương trình đường tròn có dạng \({\left( {x – a} \right)^2} + {\left( {y – b} \right)^2} = {R^2}\)

b)       Bước 1: Xác định bán kính (khoảng cách IA)

          Bước 2: Viết phương trình như câu a)

c)       Bước 1: Từ phương trình mà tâm nằm trên đó, gọi tọa độ tâm qua một ẩn

          Bước 2; Giải phương trình IA=IB tìm tọa độ điểm I (với I là tâm đường tròn)

          Bước 3: Viết phương trình đường tròn như câu a)

d)       Bước 1: Giả sử phương trình đường tròn có dạng \({x^2} + {y^2} – 2mx – 2ny + p = 0\) (với tâm \(I(m;n),R = \sqrt {{m^2} + {n^2} – p} \))

          Bước 2: Thay tọa độ các điểm theo giả thiết vào phương trình, xác định m, n, p)

          Bước 3: Xác định phương trình đường tròn

Advertisements (Quảng cáo)

a) Ta có phương trình đường tròn là \(({C_1}):{\left( {x + 2} \right)^2} + {\left( {y – 4} \right)^2} = 81\)

b) Ta có: \(\overrightarrow {IA}  = (3;3) \Rightarrow IA = 3\sqrt 2  = R\)

Suy ra phương trình đường tròn là; \({C_2}:{\left( {x – 1} \right)^2} + {\left( {y – 2} \right)^2} = 18\)

c) Vì tâm đường tròn nằm trên đường thẳng \(4x + y – 16 = 0\) nên có tọa độ \(I\left( {a;16 – 4a} \right)\)

Ta có: \(IA = \sqrt {{{\left( {a – 4} \right)}^2} + {{\left( {16 – 4a – 1} \right)}^2}} ,IB = \sqrt {{{\left( {a – 6} \right)}^2} + {{\left( {16 – 4a – 5} \right)}^2}} \)

A, B thuộc đường tròn nên \(IA = IB \Rightarrow \sqrt {{{\left( {a – 4} \right)}^2} + {{\left( {16 – 4a – 1} \right)}^2}}  = \sqrt {{{\left( {a – 6} \right)}^2} + {{\left( {16 – 4a – 5} \right)}^2}} \)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow {\left( {a – 4} \right)^2} + {\left( {16 – 4a – 1} \right)^2} = {\left( {a – 6} \right)^2} + {\left( {16 – 4a – 5} \right)^2}\\ \Rightarrow {\left( {a – 4} \right)^2} + {\left( {15 – 4a} \right)^2} = {\left( {a – 6} \right)^2} + {\left( {11 – 4a} \right)^2}\\ \Rightarrow  – 28a =  – 84 \Rightarrow a = 3\end{array}\)

Suy ra tâm đường tròn là \(I(3;4)\), bán kính \(R = IA = \sqrt {10} \)

Phương trình đường tròn trên là \(({C_3}):{\left( {x – 3} \right)^2} + {\left( {y – 4} \right)^2} = 10\)

d) Giả sử phương trình đường tròn có dạng \({x^2} + {y^2} – 2mx – 2ny + p = 0\) (với tâm \(I(m;n),R = \sqrt {{m^2} + {n^2} – p} \))

Đường tròn đi qua gốc tọa độ và cắt 2 trục tọa độ tại các điểm có hoành độ a và tung độ là b nên ta có hệ phương trình:

Ta có điều kiện \(a,b \ne 0\), vì khi bằng 0 thì trùng với gốc tọa độ

\(\left\{ \begin{array}{l}{0^2} + {0^2} – 2m.0 – 2n.0 + p = 0\\{a^2} + {0^2} – 2ma – 2n.0 + p = 0\\{0^2} + {b^2} – 2m.0 – 2nb + p = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}p = 0\\{a^2} – 2ma = 0\\{b^2} – 2nb = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}p = 0\\m = \frac{a}{2}\\n = \frac{b}{2}\end{array} \right.\)

Vậy phương trình chính tắc của đường tròn trên là \({x^2} + {y^2} – ax – by = 0\)