Trang chủ Lớp 11 SBT Hóa học 11 Nâng cao Bài 2.31* trang 18 SBT Hóa 11 Nâng cao: Có 6 lọ...

Bài 2.31* trang 18 SBT Hóa 11 Nâng cao: Có 6 lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch loãng của các muối cùng nồng độ sau :...

Bài 2.31* trang 18 Sách bài tập (SBT) Hóa học 11 Nâng cao. Bước 2 : Dùng đinh sắt nhận biết magie và đồng.. Bài 12: Axit nitric và muối nitrat

Advertisements (Quảng cáo)

Có 6 lọ không dán nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch loãng của các muối cùng nồng độ sau :

\(Mg{(N{O_3})_2},MgC{l_2},MgS{O_4},CuS{O_4},\)\(CuC{l_2},Cu{(N{O_3})_2}\)

Có thể phân biệt theo cách sau :

Bước 1 : Dùng các thuốc thử \(BaC{l_2},AgN{O_3}\) để phân biệt các gốc sunfat, clorua, nitrat.

Tiến hành như sau : Cho dung dịch \(BaC{l_2}\) vào các ống nghiệm đựng dung dịch thử. Nếu có kết tủa trắng, đó là \(MgS{O_4}\,và\,CuS{O_4}\) , không có hiện tượng gì là muối clorua và muối nitrat.

Advertisements (Quảng cáo)

Cho dung dịch \(AgN{O_3}\) vào các ống nghiệm đựng muối clorua và muối nitrat. Nếu có kết tủa trắng, đó là \(MgC{l_2}\,và\,CuC{l_2}\), không có hiện tượng gì là muối nitrat.

Bước 2 : Dùng đinh sắt nhận biết magie và đồng.

Tiến hành như sau : Thả đinh sắt lần lượt vào từng cặp muối của magie hoặc của đồng. Nếu có chất rắn màu đỏ bám vào đinh sắt, đó là các muối của đồng : \(CuS{O_4},CuC{l_2},Cu{(N{O_3})_2}\) . Nếu không có hiện tượng gì là muối của magie : \(MgS{O_4},MgC{l_2},Mg{(N{O_3})_2}\) .