Trang chủ Lớp 11 SBT Hóa học 11 Nâng cao (sách cũ) Bài 4.20 trang 34 Sách bài tập (SBT) Hóa học 11 Nâng...

Bài 4.20 trang 34 Sách bài tập (SBT) Hóa học 11 Nâng cao: Số nguyên tử của các nguyên tố trong công thức phân tử luôn lớn hơn một số lần hoặc bằng số nguyên tử của các nguyên...

Bài 4.20 trang 34 Sách bài tập (SBT) Hóa học 11 Nâng cao. Bài 28: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ

So sánh công thức phân tử với công thức đơn giản nhất về số nguyên tử của các nguyên tố và phần trăm khối lượng của mỗi nguyên tố.

Số nguyên tử của các nguyên tố trong công thức phân tử luôn lớn hơn một số lần hoặc bằng số nguyên tử của các nguyên tố trong công thức đơn giản nhất.

Thí dụ : Axit axetic có số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong công thức phân tử \({C_2}{H_4}{O_2}\) bằng hai lần nguyên tử tương ứng trong công thức đơn giản nhất (\(C{H_2}O)\) .

Ancol etylic có số nguyên tử trong công thức phân tử \({C_2}{H_6}O\) bằng số nguyên tử trong công thức đơn giản nhất ( cũng chính là \({C_2}{H_6}O\) ).

Advertisements (Quảng cáo)

- Phần trăm khối lượng của từng nguyên tố trong công thức đơn giản nhất và trong công thức phân tử luôn bằng nhau.

Thí dụ : Phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong công thức phân tử axit axetic \({C_2}{H_4}{O_2}\) và công thức đơn giản nhất \(C{H_2}O\) là bằng nhau và bằng :

Trong công thức phân tử \(\% {m_C} = {{2.12.100\% } \over {60}} = 40\% \)

Trong công thức đơn giản nhất \(\% {m_C} = {{1.12.100\% } \over {30}} = 40\% \)

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Hóa học 11 Nâng cao (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)