Trang chủ Lớp 11 SBT Toán 11 - Cánh diều Bài 11 trang 69 SBT Toán 11 – Cánh diều: Gọi ({S_n})...

Bài 11 trang 69 SBT Toán 11 - Cánh diều: Gọi \({S_n}\) là tổng độ dài quãng đường đi được của quả bóng từ lúc bắt đầu thả quả bóng đến khi quả bóng...

Theo đề bài, sau mỗi lần chạm đất, quả bóng nảy lên một độ cao bằng \(\frac{1}{4}\) độ cao mà quả bóng đạt được lần trước đó. Hướng dẫn cách giải/trả lời - Bài 11 trang 69 sách bài tập toán 11 - Cánh diều - Bài 1. Giới hạn của dãy số. Từ độ cao 100 m, người ta thả một quả bóng cao su xuống đất. Giả sử cứ sau mỗi lần chạm đất...Gọi \({S_n}\) là tổng độ dài quãng đường đi được của quả bóng từ lúc bắt đầu thả quả bóng đến khi quả bóng

Question - Câu hỏi/Đề bài

Từ độ cao 100 m, người ta thả một quả bóng cao su xuống đất. Giả sử cứ sau mỗi lần chạm đất, quả bóng nảy lên một độ cao bằng \(\frac{1}{4}\) độ cao mà quả bóng đạt được trước đó. Gọi \({h_n}\) là độ cao quả bóng đạt được ở lần nảy thứ \(n\).

a) Tìm số hạng tổng quát của dãy số \(\left( {{h_n}} \right)\).

b) Tính giới hạn của dãy số \(\left( {{h_n}} \right)\) và nêu ý nghĩa giới hạn của dãy số \(\left( {{h_n}} \right)\).

c) Gọi \({S_n}\) là tổng độ dài quãng đường đi được của quả bóng từ lúc bắt đầu thả quả bóng đến khi quả bóng chạm đất lần thứ \(n\). Tính \({S_n}\), nếu quá trình này cứ tiếp tục diễn ra mãi thì tổng quãng đường quả bóng di chuyển được là bao nhiêu?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

a) Theo đề bài, sau mỗi lần chạm đất, quả bóng nảy lên một độ cao bằng \(\frac{1}{4}\) độ cao mà quả bóng đạt được lần trước đó, do vậy \({h_{n + 1}} = \frac{1}{4}{h_n}\). Suy ra số hạng tổng quát của dãy là \({h_n} = \frac{{100}}{{{4^n}}}\).

b) Ta có \(\lim \frac{{100}}{{{4^n}}} = \lim 100.\lim \frac{1}{{{4^n}}} = 100.0 = 0\)

Từ đó ta rút ra ý nghĩa giới hạn của dãy \(\left( {{h_n}} \right)\).

c) Sử dụng công thức tính tổng của cấp số nhân lùi vô hạn.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Theo đề bài, sau mỗi lần chạm đất, quả bóng nảy lên một độ cao bằng \(\frac{1}{4}\) độ cao mà quả bóng đạt được lần trước đó. Sau lần chạm đất thứ \(n\), độ cao của quả bóng là \({h_n}\), thì lần chạm đất tiếp theo (thứ \(n + 1\)), độ cao của quả bóng là \(\frac{1}{4}{h_n}\).

Tức là \({h_{n + 1}} = \frac{1}{4}{h_n} \Rightarrow \frac{{{h_{n + 1}}}}{{{h_n}}} = \frac{1}{4}\). Như vậy \(\left( {{h_n}} \right)\) là cấp số nhân với \({h_1} = \frac{{100}}{4} = 25\) và công bội \(q = \frac{\({h_n} = \frac{{100}}{{{4^n}}}\)1}{4}\).

Advertisements (Quảng cáo)

Như vậy \({h_n} = {h_1}.{q^{n - 1}} = \frac{{100}}{4}.{\left( {\frac{1}{4}} \right)^{n - 1}} = \frac{{100}}{{{4^n}}}\)

Vậy số hạng tổng quát của dãy là .

b) Ta có \(\lim \frac{{100}}{{{4^n}}} = \lim 100.\lim \frac{1}{{{4^n}}} = 100.0 = 0\)

Từ giới hạn này, ta rút ra được ý nghĩa: Khi \(n\) càng dần tới vô cực thì độ cao của quả bóng đạt được sau khi nảy ngày càng nhỏ và độ cao đó dần tới 0.

c) Từ lúc thả rơi đến lần chạm đất đầu tiên, qua bóng đi được 100 m.

Từ lúc chạm đất lần đầu tiên đến lúc chạm đất lần thứ hai, quả bóng nảy lên độ cao \({h_1}\) rồi rơi xuống đất. Lúc này quả bóng đi được đoạn đường là \(2{h_1}\).

Từ lúc chạm đất lần thứ hai đến lúc chạm đất lần thứ ba, quả bóng nảy lên độ cao \({h_2}\) rồi rơi xuống đất. Lúc này quả bóng đi được đoạn đường là \(2{h_2}\).

Cứ như vậy, quãng đường quả bóng đi được là:

\({S_n} = 100 + 2\left( {{h_1} + {h_2} + {h_3} + ... + {h_n}} \right)\)

Nếu quá trình bóng nảy cứ tiếp tục diễn ra mãi thì quãng đường quả bóng đi được là \(\lim {S_n} = 100 + 2\left( {{h_1} + {h_2} + {h_3} + ...} \right)\)

Ta thấy \(\left( {{h_n}} \right)\) là cấp số nhân với công bội \(q = \frac{1}{4}

Như vậy \(\lim {S_n} = 100 + 2\left( {{h_1} + {h_2} + {h_3} + ...} \right) = 100 + 2\frac{{{h_1}}}{{1 - q}} = 100 + 2\frac{{25}}{{1 - \frac{1}{4}}} = \frac{{500}}{3}\)

Vậy tổng quãng đường quả bóng di chuyển là \(\frac{{500}}{3}\) m.

Advertisements (Quảng cáo)