Trang chủ Lớp 11 SBT Toán 11 - Cánh diều Bài 58 trang 118 SBT Toán 11 – Cánh diều: Cho tứ...

Bài 58 trang 118 SBT Toán 11 - Cánh diều: Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, AD; P...

Gọi I là giao điểm của NPAC. Ta suy ra rằng I nằm trên giao tuyến của (MNPQ)(ABC). Vận dụng kiến thức giải - Bài 58 trang 118 sách bài tập toán 11 - Cánh diều - Bài tập cuối chương IV. Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, AD; P...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, AD; P, Q lần lượt thuộc các cạnh CD, BC (P, Q không là trung điểm của CD, BC). Chứng minh rằng nếu M, N, P, Q cùng thuộc một mặt phẳng thì ba đường thẳng MQ, NPAC cùng đi qua một điểm.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Gọi I là giao điểm của NPAC. Ta suy ra rằng I nằm trên giao tuyến của (MNPQ)(ABC), từ đó suy ra IMQ và điều phải chứng minh.

Answer - Lời giải/Đáp án

Xét (ADC), do P không là trung điểm của CD, nên đường thẳng NP cắt đường thẳng AC. Gọi I là giao điểm của NPAC.

Advertisements (Quảng cáo)

Ta có I(MNPQ) (do I nằm trên NP) và I(ABC) (do I nằm trên AC). Như vậy I nằm trên giao tuyến của (MNPQ)(ABC).

Ta nhận thấy rằng {M(MNPQ)MAB(ABC)M(MNPQ)(ABC), và

{Q(MNPQ)QBC(ABC)Q(MNPQ)(ABC).

Do đó giao tuyến của (MNPQ)(ABC) là đường thẳng MQ.

I nằm trên giao tuyến của (MNPQ)(ABC), nên IMQ.

Vậy MQ, NPAC cùng đi qua điểm I.

Bài toán được chứng minh.

Advertisements (Quảng cáo)