Trang chủ Lớp 11 SBT Toán 11 - Cánh diều Bài 59 trang 118 SBT Toán 11 – Cánh diều: Cho tứ...

Bài 59 trang 118 SBT Toán 11 - Cánh diều: Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, AD; P...

Chỉ ra rằng MNBD, từ đó ta xét thấy hai mặt phẳng (MNPQ)(BCD) chứa hai đường thẳng song song nên giao tuyến của. Phân tích và lời giải - Bài 59 trang 118 sách bài tập toán 11 - Cánh diều - Bài tập cuối chương IV. Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, AD; P...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB, AD; P, Q lần lượt thuộc các cạnh CD, BC (P, Q không trùng với B, C, D). Chứng minh rằng nếu M, N, P, Q cùng thuộc một mặt phẳng thì PQ song song với BD.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Chỉ ra rằng MNBD, từ đó ta xét thấy hai mặt phẳng (MNPQ)(BCD) chứa hai đường thẳng song song nên giao tuyến của chúng cũng song song với hai đường thẳng đó.

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

Ta có M là trung điểm của AB, N là trung điểm của AD nên MN là đường trung bình của tam giác ABD. Suy ra MNBD.

Xét hai mặt phẳng (MNPQ)(BCD), ta có MNBD, MN(MNPQ), BD(BCD) nên giao tuyến của (MNPQ)(BCD) nếu tồn tại sẽ song song hoặc trùng với BD.

Mặt khác, ta thấy PQ là hai điểm chung của (MNPQ)(BCD), nên giao tuyến của hai mặt phẳng đó là đường thẳng PQ. Hơn nữa, do P khác CP khác D nên ta suy ra PQBD.

Bài toán được chứng minh.

Advertisements (Quảng cáo)