Trang chủ Lớp 11 SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo Bài 11 trang 15 SBT Toán 11 – Chân trời sáng tạo...

Bài 11 trang 15 SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 1: Thành phố X vào ngày 31 tháng 1 có bao nhiêu giờ có Mặt Trời chiếu sáng? Làm tròn kết quả đến hàng phần mười...

Sử dụng kiến thức về giá trị của một góc lượng giác để tính. Lời giải bài tập, câu hỏi - Bài 11 trang 15 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 1 - Bài 2. Giá trị lượng giác của một góc lượng giác. Độ dài của ngày từ lúc Mặt Trời mọc đến lúc Mặt Trời lặn ở một thành phố X trong ngày thứ t của năm được tính xấp xỉ bởi công thức...Thành phố X vào ngày 31 tháng 1 có bao nhiêu giờ có Mặt Trời chiếu sáng? Làm tròn kết quả đến hàng phần mười

Question - Câu hỏi/Đề bài

Độ dài của ngày từ lúc Mặt Trời mọc đến lúc Mặt Trời lặn ở một thành phố X trong ngày thứ t của năm được tính xấp xỉ bởi công thức \(d\left( t \right) = 4\sin \left[ {\frac{{2\pi }}{{365}}\left( {t - 80} \right)} \right] + 12\) với \(t \in \mathbb{Z}\) và \(1 \le t \le 365\).

Thành phố X vào ngày 31 tháng 1 có bao nhiêu giờ có Mặt Trời chiếu sáng? Làm tròn kết quả đến hàng phần mười.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

Sử dụng kiến thức về giá trị của một góc lượng giác để tính.

Answer - Lời giải/Đáp án

Thành phố X vào ngày 31 tháng 1 (ứng với \(t = 31\)) có số giờ có Mặt Trời chiếu sáng là:

\(d\left( {31} \right) = 4\sin \left[ {\frac{{2\pi }}{{365}}\left( {31 - 80} \right)} \right] + 12 = 4\sin \frac{{ - 98\pi }}{{365}} + 12 \approx 9,0\) (giờ)

Advertisements (Quảng cáo)