Trang chủ Lớp 11 SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo Bài 5 trang 90 SBT Toán 11 – Chân trời sáng tạo...

Bài 5 trang 90 SBT Toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 1: Xét tính liên tục của các hàm số sau...

Sử dụng kiến thức về tính liên tục của hàm số sơ cấp để xét tính liên tục của hàm số. Giải chi tiết - Bài 5 trang 90 sách bài tập toán 11 - Chân trời sáng tạo tập 1 - Bài 3. Hàm số liên tục. Xét tính liên tục của các hàm số sau: a) \(f\left( x \right) = {x^3} - {x^2} + 2\); b) \(f\left( x \right) = \frac{{x + 1}}{{{x^2} - 4x}}\); c) \(f\left( x \right) = \frac{{2x - 1}}{{{x^2} - x...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Xét tính liên tục của các hàm số sau:

a) \(f\left( x \right) = {x^3} - {x^2} + 2\);

b) \(f\left( x \right) = \frac{{x + 1}}{{{x^2} - 4x}}\);

c) \(f\left( x \right) = \frac{{2x - 1}}{{{x^2} - x + 1}}\)

d) \(f\left( x \right) = \sqrt {{x^2} - 2x} \).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng kiến thức về tính liên tục của hàm số sơ cấp để xét tính liên tục của hàm số:

a) Hàm số đa thức \(y = P\left( x \right)\) có liên tục trên \(\mathbb{R}\).

b, c) Hàm số phân thức \(y = \frac{{P\left( x \right)}}{{Q\left( x \right)}}\) liên tục trên các khoảng của tập xác định của chúng (với P(x) và Q(x) là các đa thức).

d) Hàm số căn thức \(y = \sqrt {P\left( x \right)} \) liên tục trên các khoảng của tập xác định của chúng (với P(x) là đa thức).

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Hàm số \(f\left( x \right) \) \( = {x^3} - {x^2} + 2\) là hàm đa thức nên hàm số \(f\left( x \right) \) \( = {x^3} - {x^2} + 2\) liên tục trên \(\mathbb{R}\).

b) Hàm số \(f\left( x \right) \) \( = \frac{{x + 1}}{{{x^2} - 4x}}\) xác định khi \({x^2} - 4x \ne 0 \Leftrightarrow x\left( {x - 4} \right) \ne 0 \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x \ne 0\\x \ne 4\end{array} \right.\)

Tập xác định của hàm số \(f\left( x \right) \) \( = \frac{{x + 1}}{{{x^2} - 4x}}\) là \(D \) \( = \left( { - \infty ;0} \right) \cup \left( {0;4} \right) \cup \left( {4; + \infty } \right)\).

Do đó, hàm số \(f\left( x \right) \) \( = \frac{{x + 1}}{{{x^2} - 4x}}\) liên tục trên các khoảng \(\left( { - \infty ;0} \right)\), \(\left( {0;4} \right)\)và \(\left( {4; + \infty } \right)\).

c) Vì \({x^2} - x + 1 \) \( = {x^2} - 2.x.\frac{1}{2} + {\left( {\frac{1}{2}} \right)^2} + \frac{3}{4} \) \( = {\left( {x - \frac{1}{2}} \right)^2} + \frac{3}{4} \ge \frac{3}{4}\forall x \in \mathbb{R}\)

Do đó, hàm số \(f\left( x \right) \) \( = \frac{{2x - 1}}{{{x^2} - x + 1}}\) liên tục trên \(\mathbb{R}\).

d) Hàm số \(f\left( x \right) \) \( = \sqrt {{x^2} - 2x} \) xác định khi \({x^2} - 2x \ge 0 \Leftrightarrow x\left( {x - 2} \right) \ge 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x - 2 \ge 0\\x \le 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x \ge 2\\x \le 0\end{array} \right.\)

Tập xác định của hàm số \(f\left( x \right) \) \( = \sqrt {{x^2} - 2x} \) là \(D \) \( = \left( { - \infty ;0} \right] \cup \left[ {2; + \infty } \right)\).

Do đó, hàm số \(f\left( x \right) \) \( = \sqrt {{x^2} - 2x} \) liên tục trên các khoảng \(\left( { - \infty ;0} \right]\) và \(\left[ {2; + \infty } \right)\).

Advertisements (Quảng cáo)