Trang chủ Lớp 11 SBT Toán 11 - Kết nối tri thức Bài 4.58 trang 73 SBT Toán 11 – Kết nối tri thức:...

Bài 4.58 trang 73 SBT Toán 11 - Kết nối tri thức: Cho hình lăng trụ tam giác ABC. A’B’C’. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh AA’...

Nếu đường thẳng a không nằm trong mặt phẳng (P) và a song song với một đường thẳng nằm trong mặt phẳng (P) thì a song song với (P). Phân tích và giải - Bài 4.58 trang 73 sách bài tập toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài tập cuối chương IV. Cho hình lăng trụ tam giác ABC. A’B’C’. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh AA’, AB...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A’B’C’. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của các cạnh AA’, AB, AC

a) Chứng minh rằng BC//(MNP).

b) Xác định giao tuyến d của hai mặt phẳng (MNP) và (A’B’C’)

c) Chứng minh rằng d//NP

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

+ Nếu đường thẳng a không nằm trong mặt phẳng (P) và a song song với một đường thẳng nằm trong mặt phẳng (P) thì a song song với (P).

Advertisements (Quảng cáo)

+ Nếu hai mặt phẳng chứa hai đường thẳng song song với nhau thì giao tuyến của chúng (nếu có) song song với hai đường thẳng đó hoặc trùng với một trong hai đường thẳng đó.

+ Để tìm giao tuyến của hai mặt phẳng, ta đi tìm hai điểm chung thuộc cả hai mặt phẳng đó rồi nối hai điểm chung đó lại ta được giao tuyến cần tìm.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Vì NP là đường trung bình của tam giác ABC nên BC//NP, suy ra BC//(MNP).

b) Trong mặt phẳng (ABB’A’), gọi E là giao điểm của MN và A’B’. Trong mặt phẳng (ACC’A’) gọi F là giao điểm của MP và A’C’. Khi đó, EF là giao tuyến của hai mặt phẳng (MNP) và (A’B’C’).

c) Vì BC//NP và BC//B’C’ nên NP//B’C’, suy ra NP//(A’B’C’). Mặt phẳng (MNP) chứa đường thẳng NP//(A’B’C’) nên giao tuyến d của hai mặt phẳng đó song song với B’C’, suy ra d//NP.