Trang chủ Lớp 11 SBT Toán 11 - Kết nối tri thức Bài 8.7 trang 48 SBT Toán 11 – Kết nối tri thức:...

Bài 8.7 trang 48 SBT Toán 11 - Kết nối tri thức: Trong một công ty có 40 nhân viên, trong đó có 19 người thích chơi bóng bàn...

Gọi \(A\) là biến cố: "Người đó thích chơi bóng bàn”; \(B\) là biến cố: "Người đó thích chơi cầu lông”. a) Ta cần tính \(P\left( {A \cup B} \right)\). Phân tích và giải - Bài 8.7 trang 48 sách bài tập toán 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài 29. Công thức cộng xác suất. Trong một công ty có 40 nhân viên, trong đó có 19 người thích chơi bóng bàn...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Trong một công ty có 40 nhân viên, trong đó có 19 người thích chơi bóng bàn, 20 người thích chơi cầu lông, 8 người không thích chơi cả cầu lông và bóng bàn. Chọn ngẫu nhiên một nhân viên trong công ty đó. Tính xác suất để người đó

a) Thích chơi ít nhất một trong hai môn bóng bàn và cầu lông.

b) Thích chơi cầu lông và không thích chơi bóng bàn.

c) Thích chơi bóng bàn và không thích chơi cầu lông.

d) Thích chơi đúng một trong hai môn.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Gọi \(A\) là biến cố: "Người đó thích chơi bóng bàn”; \(B\) là biến cố: "Người đó thích chơi cầu lông”.

a) Ta cần tính \(P\left( {A \cup B} \right)\).

b) Ta cần tính \(P\left( {\overline A B} \right)\).

c) Ta cần tính \(P\left( {A\overline B } \right)\).

d) Gọi \(E\) là biến cố: "Người đó thích chơi đúng một trong hai môn cầu lông hay bóng bàn”.

Advertisements (Quảng cáo)

Ta có: \(E = A\overline B \cup \overline A B\).

Answer - Lời giải/Đáp án

Gọi \(A\) là biến cố: "Người đó thích chơi bóng bàn”; \(B\) là biến cố: "Người đó thích chơi cầu lông”.

a) Ta cần tính \(P\left( {A \cup B} \right)\). Biến cố đối của biến cố \(A \cup B\): "Người đó thích chơi ít nhất một trong hai môn” là biến cố \(\overline A \overline B \): "Người đó không thích chơi cả Ta có: \(P\left( A \right) = \frac{{19}}{{40}};P\left( B \right) = \frac{{20}}{{40}};P\left( {\overline A \overline B } \right) = \frac{8}{{40}}\).

Vậy \(P\left( {A \cup B} \right) = 1 - P\left( {\overline A \overline B } \right) = 1 - \frac{8}{{40}} = \frac{{32}}{{40}} = \frac{4}{5}\). b) Ta cân tỉnh \(P\left( {\overline A B} \right)\).

Ta có: \(P\left( {AB} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) - P\left( {A \cup B} \right) = \frac{{19}}{{40}} + \frac{{20}}{{40}} - \frac{{32}}{{40}} = \frac{7}{{40}}\).

\(B = AB \cup \overline A B\), suy ra \(P\left( B \right) = P\left( {AB} \right) + P\left( {\overline A B} \right)\), do đó

\(P\left( {\overline A B} \right) = P\left( B \right) - P\left( {AB} \right) = \frac{{20}}{{40}} - \frac{7}{{40}} = \frac{{13}}{{40}}\).

c) Ta cần tính \(P\left( {A\overline B } \right)\). Ta có: \(A = AB \cup A\overline B \), suy ra \(P\left( A \right) = P\left( {AB} \right) + P\left( {A\overline B } \right)\), do đó \(P\left( {A\overline B } \right) = P\left( A \right) - P\left( {AB} \right) = \frac{{19}}{{40}} - \frac{7}{{40}} = \frac{{12}}{{40}} = \frac{3}{{10}}\).

d) Gọi \(E\) là biến cố: "Người đó thích chơi đúng một trong hai môn cầu lông hay bóng bàn”.

Ta có: \(E = A\overline B \cup \overline A B\), suy ra \(P\left( E \right) = P\left( {A\overline B } \right) + P\left( {\overline A B} \right) = \frac{{12}}{{40}} + \frac{{13}}{{40}} = \frac{{25}}{{40}} = \frac{5}{8}\).