Một lớp 40 học sinh, trong đó có 22 em học khá môn Toán, 25 em học khá môn Ngữ văn và 3 em không học khá cả hai môn này. Chọn ngẫu nhiên một học sinh trong lớp. Tính xác suất để em đó:
a) Học khá ít nhất một trong hai môn Toán hoặc Ngữ văn.
b) Học khá cả môn Toán và môn Ngữ văn.
Áp dụng quy tắc cộng xác suất
\(A\) : "Học sinh đó học khá môn Toán”,
\(B\) : "Học sinh đó học khá môn Ngữ văn”.
Advertisements (Quảng cáo)
Tính \(P\left( A \right),P\left( B \right),P\left( {\overline A \overline B } \right)\). a) \(A \cup B\): “Học khá ít nhất một trong hai môn Toán hoặc Ngữ văn”
Tính \(P\left( {A \cup B} \right) = 1 - P\left( {\overline A \overline B } \right)\). b) \(AB\) : “Học khá cả môn Toán và môn Ngữ văn”
Tính \(P\left( {AB} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) - P\left( {A \cup B} \right)\).
Xét các biến cố \(A\) : "Học sinh đó học khá môn Toán”,
\(B\) : "Học sinh đó học khá môn Ngữ văn”.
Ta có \(P\left( A \right) = \frac{{22}}{{40}},P\left( B \right) = \frac{{25}}{{40}},P\left( {\overline A \overline B } \right) = \frac{3}{{40}}\). a) \(A \cup B\): “Học khá ít nhất một trong hai môn Toán hoặc Ngữ văn” \(P\left( {A \cup B} \right) = 1 - P\left( {\overline A \overline B } \right) = 1 - \frac{3}{{40}} = \frac{{37}}{{40}}\). b) \(AB\) : “Học khá cả môn Toán và môn Ngữ văn”\(P\left( {AB} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) - P\left( {A \cup B} \right) = \frac{{22}}{{40}} + \frac{{25}}{{40}} - \frac{{37}}{{40}} = \frac{{10}}{{40}} = \frac{1}{4}\).