Trang chủ Lớp 11 SBT Vật lý 11 Nâng cao Bài 2.23 trang 23 Sách bài tập Lý 11 Nâng cao: CHƯƠNG...

Bài 2.23 trang 23 Sách bài tập Lý 11 Nâng cao: CHƯƠNG II: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI...

Bài 2.23 trang 23 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 Nâng cao. \({V_A} – {V_C} = {V_A} – {V_D} \) \(\Rightarrow {I_1}{R_1} = {I_3}{R_3}\,\,(2)\). CHƯƠNG II: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

Advertisements (Quảng cáo)

Bài 2.23 trang 23 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 nâng cao

Cho mạch điện như Hình 2.17 ( mạch cầu điện trở, gọi tắt là mạch cầu ). Chứng minh rằng nếu \({I_5} = 0\) ( mạch cầu cân bằng ) ta có hệ thức:

\({{{R_1}} \over {{R_2}}} = {{{R_3}} \over {{R_4}}}\)

Vì \({I_5} = 0\) nên \({V_C} = {V_D}\) và \({I_1} = {I_2};{I_3} = {I_4}.\,\,\,(1)\)

Theo định luật Ôm : 

\({V_A} – {V_C} = {V_A} – {V_D} \) \(\Rightarrow {I_1}{R_1} = {I_3}{R_3}\,\,(2)\)

Advertisements (Quảng cáo)

\({V_C} – {V_B} = {V_D} – {V_B}\) \( \Rightarrow {I_2}{R_2} = {I_4}{R_4}\,\,(3)\)

Chia (2) cho (3) và chú ý đến (1), ta rút ra hệ thức : 

\({{{R_1}} \over {{R_2}}} = {{{R_3}} \over {{R_4}}}\)

Ta cũng có thể kết luận ngược lại :

Nếu \({{{R_1}} \over {{R_2}}} = {{{R_3}} \over {{R_4}}}\) thì \({I_5} = 0.\)