Bài 7.42 trang 89 Sách bài tập (SBT) Vật lí 11 nâng cao
Khoảng cách từ quang tâm thấu kính mắt đến màng lưới của một mắt bình thường là 1,5 cm.
a) Điểm cực viễn của mắt nằm ở đâu ? Độ tụ của mắt ứng với khi mắt nhìn vật đặt ở điểm cực viễn là bao nhiêu?
b) Khả năng điều tiết của mắt giảm theo độ tuổi. So với lúc mắt không điều tiết thì khi mắt điều tiết tối đa, độ tụ của mắt tăng thêm một lượng : \(\Delta D = \left( {16 - 0,3n} \right)dp\) (với n là số tuổi tính theo đơn vị là năm).
Tính độ tụ tối đa của mắt bình thường ở tuổi 17 và khoảng cực cận của mắt ở độ tuổi đó.
Advertisements (Quảng cáo)
a) Mắt bình thường có điểm cực viễn ở vô cực. Vật đặt tại vô cực cho ảnh qua thấu kính mắt nằm trên màng lưới. Độ tụ của mắt ứng với khi mắt nhìn vật tại điểm cực viễn là 67 dp.
b) Độ tụ tối đa của mắt bình thường ở tuổi 17 là tông của độ tụ khi nhìn vật tại điểm cực viễn (mắt không điều tiết) và độ tăng thêm \(\Delta D = \left( {16 - 0,3n} \right)dp\), với \(n = 17\).
Biết độ tụ tối đa, tức là ở độ tụ đó mắt nhìn vật đặt cách mắt gần nhất. Từ đó tính được khoảng thấy rõ ngắn nhất của mắt ở độ tuổi 17.
Đáp số : a) Điểm cực viễn của mắt nằm ở vô cực. Độ tụ của mắt ứng với khi mắt nhìn vật đặt ở điểm cực viễn là 67 dp.
b, \({D_{\max }} = 78dp;O{C_c} = 9,17cm\).