Cho hình hộp ABCD.A′B′C′D′. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và A′B′ và O là một điểm thuộc miền trong của mặt bên CC′D′D. Tìm giao tuyến của mặt phẳng (OMN) với các mặt của hình hộp.
Để tìm giao tuyến của hai mặt phẳng, ta có 2 cách:
+ Cách 1: Tìm 2 điểm chung phân biệt. Giao tuyến là đường thẳng đi qua hai điểm chung.
+ Cách 2: Tìm 1 điểm chung và 2 đường thẳng song song nằm trên mỗi mặt phẳng. Giao tuyến là đường thẳng đi qua điểm chung và song song với hai đường thẳng đó.
Ta có:
M∈AB⊂(ABB′A′)M∈(OMN)}⇒M∈(OMN)∩(ABB′A′)N∈A′B′⊂(ABB′A′)N∈(OMN)}⇒N∈(OMN)∩(ABB′A′)⇒(OMN)∩(ABB′A′)=MN
M là trung điểm của AB
Advertisements (Quảng cáo)
N là trung điểm của A′B′
⇒MN là đường trung bình của hình bình hành ABB′A′
⇒MN∥AA′∥BB′∥CC′∥DD′
O∈(OMN)∩(CDD′C′)MN∥CDMN⊂(OMN)CD⊂(CDD′C′)}
⇒Giao tuyến của hai mặt phẳng (OMN) và (CDD′C′) là đường thẳng d đi qua O, song song với MN và CD.
Gọi P=d∩C′D′,Q=d∩CD⇒(OMN)∩(CDD′C′)=PQ
M∈AB⊂(ABCD)M∈(OMN)}⇒M∈(OMN)∩(ABCD)Q∈CD⊂(ABCD)Q∈d⊂(OMN)}⇒Q∈(OMN)∩(ABCD)⇒(OMN)∩(ABCD)=MQ
N∈A′B′⊂(A′B′C′D′)N∈(OMN)}⇒N∈(OMN)∩(A′B′C′D′)P∈C′D′⊂(A′B′C′D′)P∈d⊂(OMN)}⇒P∈(OMN)∩(A′B′C′D′)⇒(OMN)∩(A′B′C′D′)=NP
Gọi E=MQ∩BC,F=MQ∩AD,G=NP∩B′C′,H=NP∩A′D′
E∈BC⊂(BCC′B′)E∈MQ⊂(OMN)}⇒E∈(OMN)∩(BCC′B′)G∈B′C′⊂(BCC′B′)G∈NP⊂(OMN)}⇒G∈(OMN)∩(BCC′B′)⇒(OMN)∩(BCC′B′)=EG
F∈AD⊂(ADD′A′)F∈MQ⊂(OMN)}⇒F∈(OMN)∩(ADD′A′)H∈A′D′⊂(ADD′A′)H∈NP⊂(OMN)}⇒H∈(OMN)∩(ADD′A′)⇒(OMN)∩(ADD′A′)=FH