Trang chủ Lớp 11 SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo Giải mục 1 trang 7, 8, 9 Toán 11 tập 1 –...

Giải mục 1 trang 7, 8, 9 Toán 11 tập 1 - Chân trời sáng tạo: Khi quay bánh lái ngược chiều kim đồng hồ ( Hình 1), cứ mỗi giây...

Giải chi tiết Hoạt động 1 , Thực hành 1, Vận dụng 1, Hoạt động 2, Vận dụng 2 mục 1 trang 7 ,8 , 9 SGK Toán 11 tập 1 - Chân trời sáng tạo Bài 1. Góc lượng giác Toán. Hoạt động 1: Một chiếc bánh lái tàu có thể quay theo cả hai chiều. Trong Hình 1 và Hình 2, lúc đầu thanh OM ở vị trí OA... Khi quay bánh lái ngược chiều kim đồng hồ ( Hình 1), cứ mỗi giây

Hoạt động 1

Một chiếc bánh lái tàu có thể quay theo cả hai chiều. Trong Hình 1 và Hình 2, lúc đầu thanh OM ở vị trí OA.

a) Khi quay bánh lái ngược chiều kim đồng hồ ( Hình 1), cứ mỗi giây, bánh lái quay một góc \( {60^0}\). Bảng dưới đây cho ta góc quay \(\alpha \)của thanh OM sau t giây kể từ lúc bắt đầu quay. Thay dấu ? bằng số đo thích hơp.

b) Nếu bánh lái được quay theo chiều ngược lại, nghĩa là quay cùng chiều kim đồng hồ ( Hình 2) với cùng tốc độ như trên, người ta ghi -\({60^ \circ }\)để chỉ góc mà thanh OM quay được sau mỗi giây. Bảng dưới đây cho ta góc quay \(\alpha \)của thanh OM sau t giây kể từ lúc bắt đầu quay. Thay dấu ? bằng số đo thích hợp.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quy ước chiều quay ngược chiều kim đồng hồ là chiều dương và chiều quay cùng chiều kim đồng hồ là chiều âm.

Answer - Lời giải/Đáp án

a)

Thời gian t (giây)

1

2

3

4

5

6

Góc quay \(\alpha \)

\({60^ \circ }\)

\({120^ \circ }\)

\({180^ \circ }\)

\({240^ \circ }\)

\({300^ \circ }\)

\({360^ \circ }\)

b)

Thời gian t (giây)

1

2

3

4

5

6

Góc quay \(\alpha \)

-\({60^ \circ }\)

-\({120^ \circ }\)

-\({180^ \circ }\)

-\({240^ \circ }\)

-\({300^ \circ }\)

-\({360^ \circ }\)


Thực hành 1

Advertisements (Quảng cáo)

Cho \(\widehat {MON} = {60^ \circ }\). Xác định số đo của các góc lượng giác được biểu diễn trong Hình 6 và viết công thức tổng quát của số đo góc lượng giác (OM,ON).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Quy ước chiều quay ngược chiều kim đồng hồ là chiều dương và chiều quay cùng chiều kim đồng hồ là chiều âm.

- Số đo của các góc lượng giác có cùng tia đầu Oa, và tia cuối Ob sai khác nhau một bội nguyên của \({360^ \circ }\)nên có công thức tổng quát là: \((Oa,Ob) = {\alpha ^ \circ } + k{360^ \circ }(k \in \mathbb{Z}),\)với \({\alpha ^ \circ }\) là số đo của một góc lượng giác bất kì có tia đầu Oa và tia cuối Ob.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Số đo của góc lượng giác (OM,ON) trong Hình 6 là \({60^ \circ }\)

b) Số đo của góc lượng giác (OM,ON) trong Hình 6 là \({60^ \circ } + {2.360^ \circ } = {780^ \circ }\)

c) Số đo của góc lượng giác (OM,ON) trong Hình 6 là \(\frac{5}{6}.( - {360^ \circ }) = - {300^ \circ }\)

Công thức tổng quát của số đo góc lượng giác \((OM,ON) = {60^ \circ } + k{360^ \circ }(k \in \mathbb{Z})\)


Vận dụng 1

Trong khoảng thời gian từ 0 giờ đến 2 giờ 15 phút, kim phút quét một góc lượng giác là bao nhiêu độ?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Quy ước chiều quay ngược chiều kim đồng hồ là chiều dương và chiều quay cùng chiều kim đồng hồ là chiều âm.

Answer - Lời giải/Đáp án

Đổi 2 giờ 15 phút = \(\frac{9}{4}\)giờ.

Trong khoảng thời gian từ 0 giờ đến 2 giờ 15 phút, kim phút quét một góc lượng giác là \(\frac{9}{4}.( - {360^ \circ }) = - {810^ \circ }\)


Hoạt động 2

Cho Hình 7.

a) Xác định số đo các góc lượng giác (Oa,Ob), (Ob,Oc) và (Oa,Oc).

b) Nhận xét về mối liên hệ giữa ba số đo góc này.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Quy ước chiều quay ngược chiều kim đồng hồ là chiều dương và chiều quay cùng chiều kim đồng hồ là chiều âm.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Số đo của góc lượng giác (Oa,Ob) trong Hình 7 là \({135^ \circ } + n{.360^ \circ },(n \in \mathbb{Z})\)

Số đo của góc lượng giác (Ob,Oc) trong Hình 7 là \( - {80^ \circ } + m{.360^ \circ },(m \in \mathbb{Z})\)

Số đo của góc lượng giác (Oa,Oc) trong Hình 7 là \({415^ \circ } + k{.360^ \circ },(k \in \mathbb{Z})\)

b)

\(\begin{array}{l}(Oa,Ob) + (Ob,Oc) = {135^ \circ } + n{.360^ \circ } + ( - {80^ \circ }) + m{.360^ \circ }\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = {55^ \circ } + (n + m){.360^ \circ } = {415^ \circ } + (n + m - 1){.360^ \circ }\\\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, = {415^ \circ } + k{.360^ \circ } = (Oa,Oc)\end{array}\)

với \(k = n + m - 1\,;n,m,k \in \mathbb{Z}\)


Vận dụng 2

Trong Hình 8, chiếc quạt có ba cánh được phân bố đều nhau. Viết công thức tổng quát số đo của góc lượng giác (Ox,ON) và (Ox,OP).

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Số đo của các góc lượng giác có cùng tia đầu Oa, và tia cuối Ob sai khác nhau một bội nguyên của \({360^ \circ }\)nên có công thức tổng quát là: \((Oa,Ob) = {\alpha ^ \circ } + k{360^ \circ }(k \in \mathbb{Z}),\)với \({\alpha ^ \circ }\) là số đo của một góc lượng giác bất kì có tia đầu Oa và tia cuối Ob.

- Quy ước chiều quay ngược chiều kim đồng hồ là chiều dương và chiều quay cùng chiều kim đồng hồ là chiều âm.

Answer - Lời giải/Đáp án

Công thức tổng quát số đo của góc lượng giác \((Ox,ON) = {70^ \circ } + k{360^ \circ }(k \in \mathbb{Z})\)

Công thức tổng quát số đo của góc lượng giác \((Ox,OP) = (Ox,OM) + (OM,OP) = - {50^ \circ } + ( - {120^ \circ }) + m{360^ \circ } = - {170^ \circ } + m{360^ \circ }\,\,\,\,,(m \in \mathbb{Z})\)