Trang chủ Lớp 11 SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo Giải mục 5 trang 117, 118, 119 Toán 11 tập 1 –...

Giải mục 5 trang 117, 118, 119 Toán 11 tập 1 - Chân trời sáng tạo: Hình dạng của các đô vật như hộp phân, lồng đèn, hộp quà...

Phân tích và giải Hoạt động 6, Hoạt động 7, Thực hành 4, Vận dụng 3 mục 5 trang 117, 118, 119 SGK Toán 11 tập 1 - Chân trời sáng tạo Bài 4. Hai mặt phẳng song song. Hình dạng của các đô vật như hộp phân, lồng đèn, hộp quà, lăng kính có đặc điểm gì giống nhau?...

Hoạt động 6

Hình dạng của các đô vật như hộp phân, lồng đèn, hộp quà, lăng kính có đặc điểm gì giống nhau?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát hình vẽ, tìm ra các đặc điểm chung.

Answer - Lời giải/Đáp án

Các hình trên đều có một cặp mặt phẳng đối diện song song với nhau.


Hoạt động 7

Cho hình lăng trụ \(ABCD.A’B’C’D’\) có đáy \(ABCD\) là hình bình hành. Chứng minh rằng:

a) Bốn mặt bên và mặt đáy còn lại của hình lăng trụ là các hình bình hành;

b) Các mặt \(AA’C’C\) và \(BB’D’D\)là hình bình hành

c) Bốn đoạn thẳng \(A’C,AC’,B’D,BD\) có cùng trung điểm.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

‒ Sử dụng định lí 3: Cho hai mặt phẳng \(\left( P \right)\) và \(\left( Q \right)\) song song với nhau. Nếu \(\left( R \right)\) cắt \(\left( P \right)\) thì cắt \(\left( Q \right)\) và hai giao tuyến của chúng song song.

‒ Sử dụng tính chất của hình lăng trụ.

‒ Sử dụng tính chất của hình bình hành.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Vì \(ABCD.A’B’C’D’\) là hình lăng trụ nên có:

‒ Hai đáy \(ABCD\) và \(A’B’C’D’\) bằng nhau và là hình bình hành.

‒ Các mặt bên \(AA’B’B,AA’D’D,BB’C’C,CC’D’D\) là các hình bình hành.

b) Ta có:

\(\left. \begin{array}{l}\left( {ABC{\rm{D}}} \right)\parallel \left( {A’B’C’D’} \right)\\\left( {AA’C’C} \right) \cap \left( {ABC{\rm{D}}} \right) = AC\\\left( {AA’C’C} \right) \cap \left( {A’B’C’D’} \right) = A’C’\end{array} \right\} \Rightarrow AC\parallel A’C’\)

Mà \(AA’\) và \(CC’\) là các cạnh bên của hình lăng trụ nên \(AA’\parallel CC’\)

Vậy \(AA’C’C\) là hình bình hành.

\(\left. \begin{array}{l}\left( {ABC{\rm{D}}} \right)\parallel \left( {A’B’C’D’} \right)\\\left( {BB’D’D} \right) \cap \left( {ABC{\rm{D}}} \right) = B{\rm{D}}\\\left( {BB’D’D} \right) \cap \left( {A’B’C’D’} \right) = B’D’\end{array} \right\} \Rightarrow B{\rm{D}}\parallel B’D’\)

Mà \(BB’\) và \(DD’\) là các cạnh bên của hình lăng trụ nên \(BB’\parallel DD’\)

Vậy \(BB’D’D\) là hình bình hành.

Advertisements (Quảng cáo)

c) Ta có:

\(\left. \begin{array}{l}\left( {ABC{\rm{D}}} \right)\parallel \left( {A’B’C’D’} \right)\\\left( {A’B’C{\rm{D}}} \right) \cap \left( {ABC{\rm{D}}} \right) = C{\rm{D}}\\\left( {A’B’C{\rm{D}}} \right) \cap \left( {A’B’C’D’} \right) = A’B’\end{array} \right\} \Rightarrow C{\rm{D}}\parallel A’B’\left( 1 \right)\)

\(ABC{\rm{D}}\) là hình bình hành nên \(AB = CD\)

\(AA’B’B\) là hình bình hành nên \(AB = A’B’\)

Vậy \(A’B’ = CD\left( 2 \right)\)

Từ (1) và (2) suy ra \(A’B’C{\rm{D}}\) là hình bình hành

\( \Rightarrow A’C,B’D\) cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Chứng minh tương tự ta có:

+ \(ABC’D’\) là hình bình hành nên \(AC’,B{\rm{D}}’\) cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường

+ \(A’BCD’\) là hình bình hành nên \(A’C,B{\rm{D}}’\) cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường

Do đó bốn đoạn thẳng \(A’C,AC’,B’D,BD\) có cùng trung điểm.


Thực hành 4

Cho hình hộp \(ABCD.A’B’C’D’\) và một mặt phẳng \(\left( \alpha \right)\) cắt các mặt của hình hộp theo các giao tuyến \(MN,NP,PQ{\rm{,}}QR,RS,SM\) như Hình 18. Chứng minh các cặp cạnh đối của lục giác \(MNPQRS\) song song với nhau.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng định lí 3: Cho hai mặt phẳng \(\left( P \right)\) và \(\left( Q \right)\) song song với nhau. Nếu \(\left( R \right)\) cắt \(\left( P \right)\) thì cắt \(\left( Q \right)\) và hai giao tuyến của chúng song song.

Answer - Lời giải/Đáp án

Ta có:

\(\left. \begin{array}{l}\left( {ABC{\rm{D}}} \right)\parallel \left( {A’B’C’D’} \right)\\\left( \alpha \right) \cap \left( {ABC{\rm{D}}} \right) = MN\\\left( \alpha \right) \cap \left( {A’B’C’D’} \right) = Q{\rm{R}}\end{array} \right\} \Rightarrow MN\parallel Q{\rm{R}}\)

\(\left. \begin{array}{l}\left( {AA’B’B} \right)\parallel \left( {CC’D’D} \right)\\\left( \alpha \right) \cap \left( {AA’B’B} \right) = NP\\\left( \alpha \right) \cap \left( {CC’D’D} \right) = R{\rm{S}}\end{array} \right\} \Rightarrow NP\parallel R{\rm{S}}\)

\(\left. \begin{array}{l}\left( {AA’D’D} \right)\parallel \left( {BB’C’C} \right)\\\left( \alpha \right) \cap \left( {AA’D’D} \right) = M{\rm{S}}\\\left( \alpha \right) \cap \left( {BB’C’C} \right) = PQ\end{array} \right\} \Rightarrow M{\rm{S}}\parallel PQ\)


Vận dụng 3

Tìm hình lăng trụ có thể lấy một mặt bất kì làm mặt đáy.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng tính chất của hình lăng trụ, tìm các hình lăng trụ có các cặp mặt phẳng đối diện song song với nhau.

Answer - Lời giải/Đáp án

Hình lăng trụ có thể lấy một mặt bất kì làm mặt đáy là: Hình hộp, hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

Advertisements (Quảng cáo)