Trang chủ Lớp 11 SGK Toán 11 - Kết nối tri thức Bài 24 trang 107 Toán 11 tập 2 – Kết nối tri...

Bài 24 trang 107 Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức: Tính \({u_2}, {u_3}\) và \({u_n}\) theo \(n\)...

- Số hạng tổng quát của cấp số nhân \({u_n} = {u_1}{q^{n - 1}}\)- Tổng cấp số nhân \({S_n} = {u_1}. Phân tích và giải bài 24 trang 107 SGK Toán 11 tập 2 - Kết nối tri thức Bài tập cuối năm. Một công ty đề xuất kí hợp đồng với một người lao động theo một trong hai loại hợp đồng sau... Tính \({u_2},{u_3}\) và \({u_n}\) theo \(n\)

Question - Câu hỏi/Đề bài

Một công ty đề xuất kí hợp đồng với một người lao động theo một trong hai loại hợp đồng sau:

Hợp đồng A: Lương 200 triệu đồng cho năm đầu tiên và sau mỗi năm tăng thêm 10 triệu đồng.

Hợp đồng B: Lương 180 triệu đồng cho năm đầu tiên và sau mối năm tăng thêm \(5\% \). Kí hiệu \({u_n},{v_n}\) tương ứng là lương nhận được (triệu đồng) của năm thứ \(n\) ứng với các hợp đồng A và B.

a) Tính \({u_2},{u_3}\) và \({u_n}\) theo \(n\). Nếu người lao động đó làm việc cho công ty trong thời gian 5 năm theo hợp đồng A thì tổng số tiền lương người đó nhận được là bao nhiêu?

b) Tính \({v_2},{v_3}\) và \({v_n}\) theo \(n\). Nếu người lao động đó làm việc cho công ty trong thời gian 5 năm theo hợp đồng B thì tổng số tiền lương người đó nhận được là bao nhiêu?

c) Sau bao nhiêu năm thì lương hằng năm theo hợp đồng B vượt lương hằng năm theo hợp đồng A?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Số hạng tổng quát của cấp số nhân \({u_n} = {u_1}{q^{n - 1}}\)

- Tổng cấp số nhân \({S_n} = {u_1}.\frac{{1 - {q^n}}}{{1 - q}}\)

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Lương năm thứ 2 theo hợp đồng A là \({u_2} = {u_1} + 10 = 210\) triệu đồng.

Lương năm thứ 3 theo hợp đồng A là \({u_3} = {u_2} + 10 = 220\) triệu đồng.

Ta thấy \(\left( {{u_n}} \right)\) là một cấp số cộng với số hạng đầu \({u_1} = 200\) và công sai \(d = 10\) nên

\({u_n} = {u_1} + \left( {n - 1} \right)d = 200 + 10\left( {n - 1} \right) = 10n + 190\)

Nếu người lao động đó làm việc cho công ty trong thời gian 5 năm theo hợp đồng A thì tổng số tiền lương người đó nhận được là

\({S_5}\left( A \right) = {u_1} + {u_2} + ... + {u_5} = 5{u_1} + \frac{{5.4}}{2}.d = 5.200 + \frac{{5.4}}{2}.10 = 1100\) triệu đồng.

b) Lương năm thứ 2 theo hợp đồng B là

\({v_2} = {v_1} + {v_1}.5\% = {v_1}.1,05 = 180.1,05 = 189\) triệu đồng.

Lương năm thứ 3 theo hợp đồng B là

\({v_3} = {v_2} + {v_2}.5\% = {v_2}.1,05 = 189.1,05 = 198,45\) triệu đồng.

Ta thấy \(\left( {{v_n}} \right)\) là một cấp số nhân với số hạng đầu \({v_1} = 180\) và công bội \(q = 1,05\) nên

\({v_n} = {v_1}.{q^{n - 1}} = 180.1,{05^{n - 1}}\)

Nếu người lao động đó làm việc cho công ty trong thời gian 5 năm theo hợp đồng B thì tổng số tiền lương người đó nhận được là

\({S_5}\left( B \right) = {v_1} + {v_2} + ... + {v_5} = {v_1}.\frac{{{q^5} - 1}}{{q - 1}} = 180.\frac{{1,{{05}^5} - 1}}{{1,05 - 1}} \approx 994,6\) triệu đồng

c) Lương hằng năm theo hợp đồng B vượt hợp đồng A nếu

\({v_n} > {u_n} \Leftrightarrow 180.1,{05^{n - 1}} > 10n + 190 \Leftrightarrow 1801,{05^{n - 1}} > n + 19\)

Ta thấy n = 13 là số nguyên dương nhỏ nhất thỏa mãn bất phương trình này. Vậy từ năm thứ 13 trở đi thì lương hằng năm theo hợp đồng B sẽ cao hơn lương hằng năm theo hợp đồng A.