Có hai túi đựng các viên bị có cùng kích thước và khối lượng. Túi I có 3 viên bi màu xanh và 7 viên bị màu đỏ. Túi II có 10 viên bi màu xanh và 6 viên bi màu đỏ. Từ mỗi túi, lấy ngẫu nhiên ra một viên bị. Tính xác suất để:
a) Hai viên bi được lấy có cùng màu xanh;
b) Hai viên bi được lấy có cùng màu đỏ;
c) Hai viên bi được lấy có cùng màu;
d) Hai viên bi được lấy không cùng màu.
- Nếu hai biến cố A và B độc lập với nhau thì P(AB) = P(A).P(B).
- Nếu A và B là hai biến cố xung khắc thì P(A∪B)=P(A)+P(B)
- Công thức xác suất của biến cố đối P(A)=1−P(¯A)
Vì hai túi là khác nhau nên biến cố lấy một viên bi mỗi túi là độc lập.
Gọi biến cố A: “Hai viên bi được lấy có cùng màu xanh”, biến cố B: “Hai viên bi được lấy có cùng màu đỏ”, biến cố C: “Hai viên bi được lấy có cùng màu”
Advertisements (Quảng cáo)
a) Xác suất lấy được viên bi màu xanh từ túi I là 310
Xác suất lấy được viên bi màu xanh từ túi II là 1016=58
Xác suất lấy được hai viên bi cùng màu xanh là 310.58=316
b) Xác suất lấy được viên bi màu đỏ từ túi I là 710
Xác suất lấy được viên bi màu đỏ từ túi II là 616=38
Xác suất lấy được hai viên bi cùng màu đỏ là 710.38=2180
c) Ta có C=A∪B mà A và B xung khắc nên
P(C)=P(A∪B)=P(A)+P(B)=316+2180=920
Vậy xác suất để hai viên bi được lấy có cùng màu là 920.
d) Gọi biến cố D: “Hai viên bi được lấy không cùng màu”
Khi đó ¯D=C
⇒P(D)=1−P(¯D)=1−P(C)=1−920=1120
Vậy xác suất để hai viên bi được lấy không cùng màu là 1120.