Trang chủ Lớp 11 Toán lớp 11 Nâng cao (sách cũ) Câu 22 trang 30 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng...

Câu 22 trang 30 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao, Tính các góc của tam giác ABC...

Tính các góc của tam giác ABC. Câu 22 trang 30 SGK Đại số và Giải tích 11 Nâng cao - Bài 2. Phương trình lượng giác cơ bản

Bài 22. Tính các góc của tam giác \(ABC\), biết \(AB = \sqrt 2  cm\), \(AC =\sqrt 3  cm\) và đường cao \(AH = 1cm\). (Gợi ý : Xét trường hợp \(B, C\) nằm khác phía đối với \(H\) và trường hợp \(B, C\) nằm cùng phía đối với \(H\)).

Ta xét hai trường hợp :

a/ \(B\) và \(C\) nằm khác phía đối với \(H\)

Trong tam giác vuông \(ABH\) ta có :

\(\sin B = {{AH} \over {AB}} = {1 \over {\sqrt 2 }}\)      

Suy ra \(\widehat B = 45^\circ \) (chú ý rằng góc \(B\) nhọn)

Advertisements (Quảng cáo)

Trong tam giác \(ACH\) ta có :

\(\sin C = {{AH} \over {AC}} = {1 \over {\sqrt 3 }},\) suy ra  \(\widehat C \approx 35^\circ 15’52\)

Từ đó  \(\widehat A = 180^\circ - \left( {\widehat B + \widehat C} \right) \approx 99^\circ 44’8\)

b/ \(B\) và \(C\) nằm cùng phía đối với \(H\)

Tương tự như trên ta có :

\(\eqalign{
& \widehat {ABC} = 180^\circ - \widehat {ABH} = 180^\circ - 45^\circ = 135^\circ \cr
& \widehat C \approx 35^\circ 15’52 \cr} \)

Từ đó  \(\widehat A = 180^\circ - \left( {\widehat B + \widehat C} \right) \approx 9^\circ 44’8\)

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Toán lớp 11 Nâng cao (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)